Được biết, đây là một trong những Nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 9/2019 mà UBND TP đã giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cụ thể vào tháng 9/2019, UBND Thành phố đã giao “Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu điều chỉnh Quyết định số 60/2017/QĐ-UBND ngày 5/12/2017 của UBND T Thành phố quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn cho phù hợp tình hình phát triển của Thành phố”.
Tuy nhiên sau gần nữa năm, quy định diện tích tối thiểu được tách thửa mới vẫn nằm ở khâu xem xét điều chỉnh, chưa được thống nhất ban hành.
Việc điều chỉnh quy định diện tích tối thiểu được tách thửa với nhiều người dân TP.HCM là điều mong mỏi của hầu hết người dân TP.HCM vì qua 2 năm, Quyết định số 60/2017 quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa đã lộ rõ những bất cập.
Một thông tin cũng được nhiều người mong chờ là diện tích tối thiểu sẽ được điều chỉnh giảm. Theo quy định của Quyết định 60/2017, diện tích tối thiểu để được tách thửa là 36m2, 50m2 và 80m2 (chia các quận/huyện thành 3 khu vực và áp dụng theo mức). Trong khi hiện Hà Nội đang áp dụng 30m2 (từ 2018), các tỉnh khác “vùng sâu” như Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang... cũng áp dụng mức thấp nhất là 36m2 như TP.HCM. Nên nhiều khả năng TP.HCM sẽ điều chỉnh giảm về mức tối thiểu bắt đầu từ 30m2.
Theo các chuyên gia, TPHCM hiện có đến 42% nhà ở dưới 30m2/căn, thậm chí có đến 22,4% nhà ở dưới 20m2/căn. Do đó, vấn đề đặt ra là cần xem xét lại, có thể quy định mức diện tích tối thiểu được tách thửa thấp hơn để giải quyết bài toán nhà ở.
Một trong những điều gây bức xúc là quy định: Đối với quy hoạch, Quyết định 60 chỉ áp dụng với đất ở thuộc quy hoạch đất dân cư hiện hữu hoặc dân cư hiện hữu chỉnh trang.
Đất thuộc quy hoạch đất ở xây dựng mới, đất sử dụng hỗn hợp và có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm để thực hiện thu hồi đất sẽ không được tách thửa; việc tách thửa sẽ được áp dụng nếu sau 3 năm kể từ ngày rà soát phê duyệt các quy hoạch mà chưa thực hiện.
Trong khi trên thực tế có nhiều loại đất khu dân cư như khu dân cư sản xuất, khu dân cư sinh thái và yêu cầu “3 năm kể từ ngày rà soát quy hoạch”, thế nhưng quy định này không rõ căn cứ theo Luật Đất đai ở khoản, điều nào. Trong khi đó, hiện Luật quy hoạch đô thị đã quy định rất rõ ràng là đối với quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 thì định kỳ 5 năm kể từ ngày phê duyệt quy hoạch, cơ quan tổ chức tiến hành rà soát làm cơ sở xem xét điều chỉnh quy hoạch nếu đủ điều kiện.
Một quy định khác được cho là “làm khó” dân khi quy định: Đối với trường hợp tách thửa đất ở có hình thành đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật, Sở Quy hoạch và Kiến trúc được giao nhiệm vụ phối hợp với các sở ngành liên quan, hướng dẫn thực hiện hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo phù hợp theo quy hoạch được duyệt, kết nối hạ tầng kỹ thuật chung hiện hữu của khu vực. Cụ thể, Sở Quy hoạch - Kiến trúc hướng dẫn về điều kiện hạ tầng, nghiệm thu hệ thống hạ tầng; Sở Xây dựng hướng dẫn cấp phép xây dựng; Tổng công ty Điện lực Thành phố hướng dẫn về cấp điện... Việc kết hợp nhiều sở, ngành để được tách thửa gây nhiều khó khăn.
-
Hướng dẫn chi tiết thủ tục tách thửa, hợp thửa theo quy định mới nhất
Ngày 01/8/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố kèm theo Quyết định 2124/QĐ-BTNMT thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước. Trong đó, có hướng dẫn thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất....
-
Quy định mới về tách thửa đất người dân cần biết
Hiện nay, Luật Đất đai năm 2013 không quy định nguyên tắc, điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất. Tuy nhiên, đến Luật Đất đai năm 2024 đã bổ sung quy định về nguyên tắc, điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất. Vậy, quy định cụ thể thế nào?...
-
Luật Đất đai 2024: Điều kiện, nguyên tắc tách thửa, hợp thửa đất?
Điều kiện, nguyên tắc tách thửa, hợp thửa đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 thế nào?