Bình Thuận vừa tổ chức lễ công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Theo đó, UBND tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cơ sở pháp lý quan trọng để tỉnh sắp xếp lại không gian phát triển, hoạch định chính sách, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để triển khai thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh trong nhiều năm tới.
Trong khuôn khổ lễ công bố, UBND tỉnh Bình Thuận đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 4 dự án với tổng vốn đầu tư gần 2.100 tỷ đồng; trao bảng ghi nhớ đăng ký đầu tư cho 7 nhà đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 127.000 tỷ đồng trên nhiều lĩnh vực: Bất động sản, hạ tầng khu cụm công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch, năng lượng, khoáng sản….
Tương tự, UBND tỉnh Phú Yên vừa tổ chức lễ công bố quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh.
Trong khuôn khổ sự kiện, UBND tỉnh Phú Yên đã trao quyết định chủ trương đầu tư và Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư 14 nhà đầu tư của 14 dự án với tổng số vốn đăng ký gần 10.500 tỷ đồng và 5 Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với tổng số vốn dự kiến 128.800 tỷ đồng.
Theo đó, 14 dự án được trao quyết định Chủ trương đầu tư gồm: Khu nghỉ dưỡng cao cấp Casanova Bãi Tràm (Công ty CP Đầu tư Bãi Tràm); Vùng liên kết sản xuất lúa chất lượng cao, thu mua, chế biến xuất khẩu gạo tỉnh Phú Yên (Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An); Khu chăn nuôi công nghệ cao (Công ty CP Đầu tư phát triển công nghệ chăn nuôi Quang Minh); Nhà máy nước Sông Cầu 2 - Tuy An (Công ty CP Đô thị Sinh thái Việt Nam); Công trình cấp nước sạch liên xã Hòa Thắng, Hòa Định Đông, Hòa Quang Nam, Hòa Quang Bắc và Hòa Trị (Công ty TNHH Đầu tư chuyển giao công nghệ Toàn Cầu);
Khu du lịch sinh thái Bãi Nồm (Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh nhà Việt An Phú Yên); Fleur De Lys Resort Phu Yen (Công ty CP Đầu tư FDL); Khu du lịch biển Hòa Thạnh Resort (Công ty TNHH Khu du lịch biển Hòa Thạnh Resort); Đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng Vũng Lắm (Công ty CP Xây dựng Nhà và Đô thị Hà Nội); Tổ hợp thương mại dịch vụ và Du lịch nghỉ dưỡng Xuân Đài Bay (Công ty CP Đầu tư Xuân Đài Bay);
Khu du lịch sinh thái Núi Thơm (Công ty CP Sao Phương Bắc Phú Yên); Cụm sản xuất VLXD Huy Thiên Phú (Công ty CP Thương mại - Dịch vụ Huy Thiên Phú); Nhà máy sản xuất dược phẩm và sản phẩm chăm sóc sức khỏe theo tiêu chuẩn GMP-WHO, GMP-EU và PIC/S (Công ty CP ASTA HEALTHCARE USA); Đầu tư mở rộng Nhà máy sản xuất hàng trang trí nội thất Thái Thịnh (Công ty TNHH sản xuất hàng trang trí nội thất Thái Thịnh).
5 nhà đầu tư nhận Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với UBND tỉnh gồm: Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát với các dự án Cảng Bãi Gốc, Đầu tư và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Hòa Tâm, Khu liên hợp Gang thép tại KCN Hòa Tâm; Công ty CP Tập đoàn N&G với dự án Đầu tư và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Công Nghệ cao; Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Phú Yên (Tập đoàn TH) với dự án Tiếp tục đầu tư Cụm nhà máy thực phẩm sạch Phú Yên;
Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An với dự án Nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt và phát điện; Công ty CP Tập đoàn Vietravel với dự án Phối hợp, hỗ trợ, hợp tác phát triển lĩnh vực du lịch, dịch vụ.
Cũng tại sự kiện nói trên, UBND tỉnh Phú yên đã công bố Quyết định phê duyệt Danh mục 70 dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2024-2030 trên 7 lĩnh vực: Công nghiệp và hạ tầng khu, cụm công nghiệp; logictics; đô thị, nhà ở xã hội; thương mại, dịch vụ, du lịch; nông nghiệp; giáo dục, văn hóa, xã hội; công nghệ thông tin và khoa học công nghệ.
Khánh Hòa công bố quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm
Ngày 2/3, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045.
Theo quyết định, khu vực quy hoạch được chia thành 4 vùng cảnh quan, với những ưu tiên chính tại mỗi vùng.
Cụ thể, vùng đồi núi phía Bắc sẽ ưu tiên bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, tôn tạo cảnh quan tự nhiên núi Cù Hin, phát triển các khu du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí sinh thái.
Vùng đồi núi phía Tây sẽ ưu tiên bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà; bảo vệ nguồn nước, bảo tồn, tôn tạo cảnh quan tự nhiên, phát triển nông nghiệp sinh thái, du lịch sinh thái; sản xuất năng lượng tái tạo.
Vùng ven biển phía Đông từ đầm Thủy Triều đến bờ biển Bãi Dài, ưu tiên bảo vệ hành lang bờ biển, phát triển dịch vụ nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí biển, đảo.
Vùng đồng bằng trung tâm ưu tiên bảo tồn, tôn tạo cảnh quan đầm Thủy Triều và hoạt động tự nhiên của hệ thống thủy văn; phát triển không gian định cư đô thị, nông thôn và các cụm trung tâm.
Đô thị Cam Lâm sẽ phát triển theo 4 trục động lực. Trong đó, trục hành lang cao tốc Bắc - Nam sẽ liên kết cảng Cam Ranh, sân bay Cam Ranh với hệ thống giao thông - hạ tầng quốc gia; trọng tâm phát triển các đầu mối trung chuyển, dịch vụ kho bãi, dịch vụ vận tải thông minh đa phương tiện.
Trục ven biển Bãi Dài sẽ liên kết từ sân bay Cam Ranh đến TP. Nha Trang với trọng tâm phát triển dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí biển - đảo.
Trục cảnh quan nước sẽ liên kết không gian nước từ vịnh Cam Ranh, đầm Thủy Triều đến sông Trường, suối Cầu, suối Cát...; bảo vệ nguồn nước, duy trì bền vững cấu trúc hệ thống thủy văn, phát triển đa dạng sinh học, xây dựng cảnh quan xanh hấp dẫn mang đặc trưng bản địa, gìn giữ vệ sinh môi trường, phát triển mô hình “đô thị du thuyền”.
Trục trung tâm đô thị từ cửa ngõ đô thị đến trung tâm khu vực Bãi Dài với trọng tâm phát triển tập trung các chức năng mũi nhọn cấp vùng và cấp đô thị.
Mục tiêu của quy hoạch nhằm xây dựng và phát triển Cam Lâm trở thành cực tăng trưởng phía nam tỉnh Khánh Hòa và vùng Nam Trung Bộ, góp phần sớm đưa Khánh Hòa lên thành phố trực thuộc Trung ương.
Đồng thời phát triển đô thị sân bay hiện đại, sinh thái đẳng cấp quốc tế; là trọng điểm dịch vụ du lịch biển, logistics; trở thành dịch vụ tài chính - trí tuệ và đổi mới sáng tạo toàn cầu; là trung tâm quốc tế về giáo dục, y tế, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới; là đô thị có môi trường sống chất lượng cao, có hạ tầng đồng bộ và hiện đại.
Ngoài ra, đô thị Cam Lâm còn có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng, an ninh; giữ vững chủ quyền biển, đảo quốc gia; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội cho quốc gia.
-
Khánh Hòa: 7 phân khu tại đô thị mới Cam Lâm được định hướng phát triển ra sao?
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2045. Đây là quy hoạch rất quan trọng, tác động lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội huyện Cam Lâm nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung.
-
Ngày mai (1/1/2025), Việt Nam chính thức có thêm 3 thành phố mới
Bước sang ngày đầu tiên của năm 2025, 1 thành phố trực thuộc Trung ương và 2 thành phố mới sẽ chính thức được thành lập.
-
Việt Nam sẽ có 5 đô thị tầm cỡ quốc tế vào năm 2050
Ngày 3/10, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị trực tuyến công bố Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với nhiều định hướng quan trọng.
-
Chính phủ thống nhất trình Quốc hội điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030
Chính phủ vừa ban Nghị quyết 149/NQ-CP ngày 23/9/2024 về việc xin chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.