17/01/2013 1:56 PM
Ngày 16/1, tại hội nghị triển khai kế hoạch 2013 của Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thẳng thắn nhìn nhận rằng, việc thừa dự án song thiếu công trình hạ tầng, thiếu sản phẩm phù hợp với người có nhu cầu nhà ở, là một trong những nguyên nhân khiến thị trường bất động sản đóng băng.

Theo lãnh đạo Tổng hội Xây dựng, tình trạng cấp phép tràn lan các dự án có liên quan đến lợi ích nhóm của cả bên “xin” lẫn bên “cho.

Theo Bộ trưởng, nguyên nhân sâu xa của thực trạng này là do công tác kiểm soát quản lý đô thị còn yếu, quản lý đô thị theo bề rộng mà không căn cứ quy hoạch và kế hoạch phát triển. Đặc biệt, tại nhiều địa phương chưa kiểm soát đô thị theo quy hoạch, cứ nhà đầu tư “xin” là chính quyền chấp thuận, mà không căn cứ xem đô thị phát triển đến mức nào, dân mỗi năm tăng bao nhiêu để xây dựng phù hợp với tốc độ phát triển.

Còn theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, để triển khai Nghị quyết 02 mà Chính phủ mới ban hành, trước đó, Bộ Xây dựng đã tiến hành rà soát, kiểm tra trực tiếp 11 dự bất động sản tại các tỉnh, thành trọng điểm. Bộ cũng đã tổng hợp, phân loại dự án dừng hay cho tiếp tục, chuyển đổi…

Tuy nhiên, Thứ trưởng Nam, công tác rà soát và phân loại dự án tạm dừng, tiếp tục tại các địa phương chưa thực sự hiệu quả.

“Có thành phố chúng tôi đề xuất thu hồi lên đến 40% số dự án, trong khi chính quyền địa phương chỉ đề xuất thu hồi dưới… 1% tổng dự án”, ông Nam nói.

Do đó, theo đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng, sắp tới, cơ quan này có thể sẽ đề xuất Chính phủ “mạnh tay” hơn trong việc thu hồi khoảng 30 - 40% số dự án bất động sản hiện có, trong đó tập trung vào số dự án quá chậm hoặc không thể triển khai, qua đó góp phần khắc phục tình trạng dự án tràn lan, siết chặt được nguồn cung ra thị trường, tránh tình trạng dư thừa.

Đồng quan điểm trên, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Trần Ngọc Hùng cho rằng, ở bất kỳ địa phương nào thì tình trạng cấp phép tràn lan các dự án bất động sản cũng đều có trách nhiệm của cơ quan quản lý, chính quyền. Bởi lẽ, theo ông, tất cả các dự án bất động sản muốn có giấy phép đều phải “xin” thì mới được “cho”, mới được sự đồng ý của cơ quan quản lý, cấp phép.

“Chắc các đồng chí còn nhớ, trước thời điểm sáp nhập vào Hà Nội, có một số xã của Hòa Bình chỉ trong một đêm cấp phép cho mấy chục dự án”, ông Hùng dẫn chứng.

Theo đề xuất của Tổng hội Xây dựng, cùng với việc rà soát lại tất cả các dự án nhà ở trên cơ sở điều kiện phát triển của các địa phương, các bộ, ngành và Chính phủ phải tính đến và kiên quyết thu hồi các dự án ma, dự án bỏ hoang lâu năm.

Bên cạnh đó, mặc dù Nghị quyết 02 của Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng chủ trì cùng các địa phương rà soát lại các dự án trên địa bàn, song theo lãnh đạo Tổng hội Xây dựng, nếu để các địa phương tự rà soát và Bộ thẩm định thì sẽ khó mà có hiệu quả. Bộ Xây dựng cần trực tiếp vào cuộc mới là phương án tốt nhất.

Đưa ra lời hứa trước hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, để khắc phục những hạn chế nói trên, trong năm 2013 này, Bộ sẽ tập trung xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về quản lý đô thị, cụ thể hóa chiến lược nhà ở, tăng quyền cho các cơ quan quản lý nhà nước để quản lý, kiểm soát các doanh nghiệp, chủ đầu tư bất động sản.

  • Mua căn hộ xây thô, coi chừng trái đắng

    Mua căn hộ xây thô, coi chừng trái đắng

    Thị trường bất động sản từ Bắc chí Nam đang xuất hiện nhiều dự án rao bán nhà xây thô với giá thấp hơn so với giá hoàn thiện tới 30%. Thực tế, người mua nhà có được lợi về giá như quảng cáo của các chủ đầu tư? <br/br>

  • Nhà cấp phép tạm được xây tối đa ba tầng

    Nhà cấp phép tạm được xây tối đa ba tầng

    “Dự án đầu tư trên khu đất lớn hơn 5 ha, hoặc lớn hơn 2 ha với dự án chung cư, phải lập quy hoạch chi tiết 1/500 và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

  • Hơn 2600 DN xây dựng, BĐS dừng hoạt động

    Hơn 2600 DN xây dựng, BĐS dừng hoạt động

    Đây là con số phản ánh một năm khó khăn của ngành xây dựng, BĐS cả nước được đưa ra tại Hội nghị Tổng kết ngành xây dựng năm 2012.

Theo Bảo Anh (VnEconomy)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.