Theo dự thảo báo cáo tại hội nghị, kinh tế Long An trong quý I/2025 đạt tốc độ tăng trưởng GRDP ước tính 7,20%, mức cao nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây. Kết quả này tạo đà để tỉnh phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số (10-11%) trong năm 2025. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Quyết nhấn mạnh yêu cầu các đơn vị, địa phương cần triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp để đạt được mục tiêu này, trong đó việc sáp nhập và sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh là một nhiệm vụ then chốt.
Long An giáp ranh Tây Ninh và TP.HCM
Để chuẩn bị cho việc sáp nhập tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các cơ quan chức năng chủ động rà soát Quy hoạch tỉnh, đảm bảo tích hợp phù hợp ngay sau khi quá trình sáp nhập hoàn tất. Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở và cấp tỉnh cần được hoàn thiện sớm, sát với thực tiễn, để trình HĐND tỉnh thông qua và báo cáo Chính phủ, tiến tới trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội phê duyệt. Quá trình triển khai phải đảm bảo tính chặt chẽ, kịp thời, không làm gián đoạn công tác quản lý và phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Ngoài ra, tỉnh cũng tập trung vào các nhiệm vụ hành chính quan trọng khác như thực hiện Chỉ thị số 91-CT/TU ngày 24/02/2025 về tăng cường lãnh đạo công tác thu ngân sách, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, giải quyết vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và xử lý nghiêm các dự án chậm tiến độ. Bí thư Nguyễn Văn Quyết nhấn mạnh việc không để xảy ra tình trạng “vốn chờ dự án” hay thất thoát, lãng phí trong các công trình đầu tư công, đồng thời đảm bảo chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn lực.
Việc sáp nhập tỉnh không chỉ nhằm tinh gọn bộ máy mà còn là bước đi chiến lược để Long An nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Sau khi hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh sẽ tiếp tục lãnh đạo, chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, đảm bảo sự kế thừa và phát triển liên tục trong công tác xây dựng Đảng.
Với sự chỉ đạo quyết liệt từ Tỉnh ủy và sự đồng thuận của hệ thống chính trị, Long An đang nỗ lực để “về đích sớm” trong việc thực hiện Nghị quyết Tỉnh ủy năm 2025, góp phần vào mục tiêu chung của cả nước về tinh gọn tổ chức, hiện đại hóa hệ thống hành chính.
-
Long An tái khởi động tuyến đường 1.900 tỷ đồng nối với TP.HCM
Sau thời gian tạm dừng do vướng mắc về giải phóng mặt bằng và nguồn vốn, tỉnh Long An chính thức tái khởi động dự án nâng cấp, cải tạo tuyến Đường tỉnh 830C – trục giao thông quan trọng kết nối huyện Bến Lức với TP.HCM và các khu công nghiệp trọng điểm.
-
Long An chuẩn bị 10.000 tỷ cho dự án vành đai lớn nhất khu vực phía Nam
Dự án Vành đai 4 TP.HCM với chiều dài hơn 200km đi qua TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Long An đang được các địa phương tích cực chuẩn bị để sớm khởi công.
-
Chờ sắp xếp đơn vị hành chính, Long An tạm dừng quy hoạch xây dựng vùng huyện
Long An vừa quyết định tạm dừng việc triển khai lập quy hoạch xây dựng vùng huyện trên địa bàn tỉnh để chờ hướng dẫn cụ thể từ Trung ương về việc sắp xếp lại đơn vị hành chính các cấp. Văn bản chỉ đạo này do ông Đặng Hoàng Tuấn – Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Long An ký, được gửi tới UBND các huyện, thị xã Kiến Tường và TP. Tân An.








-
Tiềm năng phát triển khi Long An sáp nhập với Tây Ninh
Tỉnh Tây Ninh sau khi thành lập có diện tích tự nhiên 8.536,44 km2, quy mô dân số 3.254.170 người; có trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Tân An, tỉnh Long An hiện nay.
-
Long An phê duyệt đầu tư 3 cây cầu 4.700 tỷ kết nối TP.HCM - Long An - Tiền Giang
3 cây cầu qua sông Cần Giuộc, sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây trên đường 827E có tổng mức đầu tư hơn 4.700 tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA Hàn Quốc hơn 4.000 tỷ đồng.
-
Bến Lức sắp có khu dân cư 259ha ven Vành đai 3 TP.HCM
Mới đây, HĐND tỉnh Long An đã chính thức thông qua chủ trương thu hồi đất để triển khai dự án Khu dân cư đô thị phía Bắc sông Bến Lức – Chợ Đệm, với quy mô điều chỉnh gần 259ha. Dự án này được kỳ vọng sẽ hình thành một khu đô thị đồng bộ, phục vụ nhu...