Ông Tuấn ấm ức than thở
Ủy ban "múa" quyết định
Ngày 26-7-2013, UBND tỉnh Long An có QĐ phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng CCN, thu hồi hơn 246 héc ta, chủ yếu là đất trồng lúa. Trước đó, năm 2000, con kênh Tây "chào đời" dọc theo ấp 3 và 4 (xã Đức Hòa Đông) để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Từ khi dòng chảy lưu thông, người dân bắt đầu xây nhà dọc kênh sinh sống. Hơn mười năm sau, hàng chục gia đình liên tục nhận được các QĐ bồi thường giải tỏa.
Sau khi kênh Tây khai thông, ông Phạm Minh Tuấn (SN 1959) bắt đầu xây nhà ở ổn định bên bờ kênh tại ấp 4. Ngày 4-12-2013, UBND huyện Đức Hòa ra QĐ 19471/QĐ-UBND thu hồi 17.741m2 đất của ông, bồi thường giá trị, tài sản trên đó và hỗ trợ ông khoảng 3,2 tỷ đồng theo QĐ 19709/QĐ-UBND.
Thấy hợp lý, ông Tuấn thực hiện theo. Ngày 8-1-2014, UBND huyện ra QĐ 110/QĐ-UBND điều chỉnh một phần nội dung QĐ 19709, bồi thường thêm cho ông Tuấn gần 152 triệu đồng do điều chỉnh ranh đất.
Sự việc tưởng đã êm xuôi thì ngày 19-8-2014, UBND huyện Đức Hòa ra QĐ 6996/QĐ-UBND với nội dung rất lạ lùng: mảnh đất ông Tuấn đột nhiên bị "teo" lại, còn 16.902m2? Cùng ngày, UBND huyện tiếp tục ra QĐ 7048/QĐ-UBND, bồi thường giảm xuống còn khoảng 3,1 tỷ, bắt ông thối lại cho Công ty Hải Sơn hơn 270 triệu.
Ông Tuấn cho biết: "Một trong hai lý do huyện vin vào là nói tôi xây nhà sau ngày 1-7-2004. Trên thực tế, nhà tôi xây từ năm 2000. Khi ra QĐ mới, huyện không thu hồi các QĐ trước, cũng không cho người về đo đạc, kiểm kê cho chính xác. Tôi không hiểu họ căn cứ vào đâu mà tùy tiện ra QĐ trái khoáy như vậy?".
Không riêng gì ông Tuấn, nhiều người dân khác cũng bị điều chỉnh lại QĐ theo hướng cắt xén phần tiền bồi thường một cách khó hiểu. Có người bị điều chỉnh xuống mức "tụt đáy" như Bà Đỗ Thị Ní, ban đầu bồi thường khoảng 400 triệu đồng, nay còn 63 triệu!
Chưa có tiền lệ
Ông Tuấn nói: "Trước khi ra QĐ bồi thường tài sản của chúng tôi, chính quyền đã xuống tận nơi đo đạc, thẩm định rất kỹ. Bây giờ bị san ủi mất hết dấu vết thì lại ra QĐ cho rằng diện tích đất nhỏ hơn trước, nhà cửa mới cất để lấy bớt lại tiền đền bù. Đất của chúng tôi nằm sờ sờ ra đó, diện tích còn nằm trong sổ đỏ, chúng tôi có biết "cạp" đất để ăn đâu mà bảo bị giảm?".
Ông Nguyễn Văn Út (SN 1957, ngụ ấp 1, xã Đức Hòa Đông) có 12.569 m2 đất do cha mẹ cho nằm trong dự án. Năm 2005, ông Út được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng thửa đất trên. Ông trồng các loại cây: mai, xoài, tràm và thiên tuế. Ngày 4-12-2013, huyện Đức Hòa ban hành QĐ 19437/QĐ-UBND thu hồi toàn bộ diện tích đất của ông Út giao cho Công ty Hải Sơn. Phía Hải Sơn bồi thường đất và tài sản trên đó cho ông Út hơn 2,2 tỷ đồng. Ngày 9-1-2014, UBND huyện Đức Hòa ra QĐ 116/QĐ-UBND điều chỉnh QĐ 19437 với nội dung điều chỉnh ranh đất, giảm diện tích đất thu hồi, giảm luôn giá trị tài sản trên đất gần 500 triệu đồng. "Liên tục bị huyện gọi lên bắt phải trả lại số tiền đã nhận, nếu không họ sẽ bỏ tù. Sợ quá, ngày 12-8-2014 tôi phải trả lại mới được yên thân", ông Út chưa hết hoang mang.
Luật Đất đai không có quy định nào cho phép UBND huyện được quyền điều chỉnh mức bồi thường cho dân đã được thể hiện tại phương án, nhất là trường hợp đã chi trả cho dân. Việc này cũng chưa từng có tiền lệ. Chuyện thu hồi tiền chênh lệch theo công văn của UBND huyện là việc dân sự, không phải hình sự, công an huyện tham gia vào là có dấu hiệu lạm quyền.
Liên quan đến CCN này, ngày 19-8-2014 Chủ tịch UBND huyện Đức Hòa ký QĐ 7028: "Căn cứ Nghị định (NĐ) 197/2004/NĐ-CP ngày 3-12-2004 của Chính phủ và Thông tư 116/200/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện NĐ 197...". Nhưng Nghị định 197 đã hết hiệu lực từ ngày 1-7-2014, được thay thế bằng NĐ 47/2014. Việc căn cứ vào văn bản pháp luật đã hết hiệu lực để ban hành QĐ, văn bản hành chính là điều khó hiểu!
-
Thu hồi đất để làm đường, cây trồng trên đất có được bồi thường?
Vườn nhà tôi rộng 2.300 m2, trong đó có 200m2 là đất ở còn lại là đất trồng cây lâu năm và ao nuôi cá.
-
Quản lý đất đai: Buông lỏng kỷ cương, chạy theo lợi nhuận doanh nghiệp
CafeLand - Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng việc để xảy ra tình trạng vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai có sự tiếp tay của cá nhân, tổ chức. Việc xử lý sai phạm chưa dứt điểm gây hoài nghi trong dân....
-
Giá đất đền bù, bồi thường giải phóng mặt bằng: Vì sao thấp xa giá thị trường?
Việc áp giá thị trường khi bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) làm dự án đã được quy định tại nhiều văn bản pháp luật. Tuy nhiên, UBND các tỉnh, thành phố thường đưa ra mức giá thấp hơn giá thị trường khi thu hồi đất để thực hiện dự án. Việc này dẫ...