Không thể tính ngân sách Trung ương đã tạo vốn cho Quỹ phát triển nhà ở xã hội
Điều 72 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định về Quỹ Phát triển nhà ở xã hội với những nội dung chủ yếu: Quỹ Phát triển nhà ở xã hội được thành lập ở trung ương do Bộ Xây dựng quản lý để hỗ trợ cho các trường hợp sau đây: Cho các đối tượng thuộc diện được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; cho các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội vay để xây dựng nhà ở xã hội. Quan trọng hơn, nguồn vốn của quỹ gồm: Vốn ngân sách trung ương cấp cho quỹ; vốn từ phát hành trái phiếu, công trái; vốn đóng góp tiết kiệm của người có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội...
Nhiều ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)cho rằng, không cần thiết phải thành lập Quỹ Phát triển nhà ở xã hội vì những lý do sau:
Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi cho việc phát triển nhà ở xã hội. Do đó, người thuộc diện được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội đã được hưởng chính sách ưu đãi đó. Nếu thành lập Quỹ Phát triển nhà ở xã hội để cho chính những đối tượng đó vay thì sẽ thực hiện chính sách “ưu đãi kép”, không hợp lý.
Quy định về nguồn vốn để thành lập Quỹ Phát triển nhà ở xã hội không khả thi. Trước hết, không thể trích từ ngân sách trung ương để tạo nguồn vốn cho quỹ vì tiền thuế do nhân dân đóng góp không thể chỉ để phục vụ cho một nhóm trong cộng đồng dân cư. Hơn nữa, thu ngân sách của đất nước đang có nhiều khó khăn, nhu cầu đầu tư phát triển ngày càng cao nên không thể “hy sinh” việc đầu tư phát triển để lập quỹ này.
Việc phát hành trái phiếu, công trái không có cơ sở pháp lý. Vì theo Dự thảo Luật, quỹ hoạt động theo nguyên tắc không vì mục tiêu lợi nhuận. Do đó, lấy nguồn nào để trả lãi trái phiếu? Nếu phát hành trái phiếu nhưng đến kỳ đáo hạn, quỹ không trả được lãi (hoặc cả vốn và lãi) thì ngân sách nhà nước có phải trả nợ thay hay không? Công trái quốc gia chỉ có thể phát hành phục vụ cho các dự án, công trình, chương trình có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế như đường dây 500KV, Thủy điện Sơn La... Quỹ Phát triển nhà ở xã hội không phải là dự án có tầm quan trọng như vậy.
Nguồn từ đóng góp tiết kiệm của người có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội khó có thể trở thành hiện thực. Bởi, nếu người có nhu cầu có tiền để góp quỹ thì họ sẽ thuê, mua nhà ở xã hội, không ai dại gì góp vốn vào quỹ để xếp hàng được vay tiền mua nhà.
Thực chất, Quỹ Phát triển nhà ở xã hội là một quỹ tài chính ngoài ngân sách. Đến nay, ở nước ta đã có khoảng 50 quỹ tài chính ngoài ngân sách. Hoạt động và hiệu quả của những quỹ này như thế nào vẫn chưa được công khai, minh bạch và khung pháp luật cho hoạt động của những quỹ này còn rất nhiều vấn đề cần bàn. Đã đến lúc không thể để tình trạng mỗi luật chuyên ngành đặt ra một quỹ tài chính ngoài ngân sách, mà thực chất là chuyển một khoản tiền từ ngân sách nhà nước sang cho quỹ để không bị ràng buộc bởi những nguyên tắc chặt chẽ của việc chi tiền ngân sách.
-
Xử lý thế nào đối với trường hợp xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp rồi bán cho người khác?
UBND thành phố Bảo Lộc vừa báo cáo một số nội dung về sự bất cập của một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đất đai.
-
Hạn chót báo cáo Chính phủ kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo về Luật đất đai (sửa đổi)
Thủ tướng ấn định thời hạn Bộ TN&MT phải trình lên dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là 1/4, trong đó báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo này. Theo thống kê của Bộ TN&MT, cơ quan đã tiếp nhận gần 8.000 ý kiến đóng góp của người dân....
-
Đề xuất ban hành bảng giá đất 2-3 năm một lần
HoREA đề xuất không ban hành bảng giá đất hàng năm mà nên ban hành bảng giá đất định kỳ 3 năm hoặc 2 năm một lần.