Hiện nay, khu TĐC Thạnh Mỹ Lợi đã lấp đầy khoảng 90% diện tích với hơn 1.000 nhân khẩu. Ông Lê Hữu Tùng, Trưởng ban Quản lý tòa nhà cho biết: “Hầu hết những hộ dân về đây đều là người nghèo, trình độ học vấn thấp. Bởi vậy, chính quyền đã tổ chức các khóa đào tạo nghề, cho vay vốn để người dân kinh doanh, buôn bán nhỏ. Nhờ đó mà cuộc sống của các hộ dân nơi đây đã đi vào ổn định”.

Một câu chuyện, hai cái kết

Cuộc sống mới của chị Nguyễn Thị Yến, ngụ tại căn hộ số 303, lô A4, chung cư tái định cư (TĐC) Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 đã dần đi vào ổn định sau khi di dời từ khu đất thuộc dự án đường hầm sông Sài Gòn cách đây hơn 5 năm. Thu nhập nuôi sống cả gia đình chị là từ quán sinh tố vỉa hè. Chị Yến kể: “Hồi mới về TĐC tại khu chung cư này, chúng tôi phản ứng dữ lắm vì không biết sống ra sao. Khu vực này vắng vẻ nhưng xe container chạy ầm ầm suốt ngày đêm. Lúc đó, tối về đây ngủ, ngày thì tôi chạy về nơi ở cũ bán nước. Thấy vất vả quá nên tôi mở quán sinh tố gần đây. Nhờ làm ăn được nên cuộc sống ở đây bây giờ tốt hơn trước nhiều”.

Nhiều người dân cho biết, điều kiện sống tại chung cư tái định cư Thạnh Mỹ Lợi tốt hơn nơi ở cũ.

Nói về điều kiện sống ở khu TĐC này, không chỉ chị Yến mà nhiều cư dân khác cũng cho rằng, nơi ở của họ hiện nay có đầy đủ các công trình hạ tầng thiết yếu như: trường mẫu giáo, công viên, bệnh viện, chợ. Chất lượng công trình cũng khá tốt. “Đó là những điều người dân cần và khu TĐC này đã đáp ứng được. Thứ nữa, chính quyền địa phương còn tạo điều kiện cho chúng tôi tạo lập lại kế sinh nhai để nhanh chóng ổn định cuộc sống”, chị Yến chia sẻ.

Hiện nay, khu TĐC Thạnh Mỹ Lợi đã lấp đầy khoảng 90% diện tích với hơn 1.000 nhân khẩu. Ông Lê Hữu Tùng, Trưởng ban Quản lý tòa nhà cho biết: “Hầu hết những hộ dân về đây đều là người nghèo, trình độ học vấn thấp. Bởi vậy, chính quyền đã tổ chức các khóa đào tạo nghề, cho vay vốn để người dân kinh doanh, buôn bán nhỏ. Nhờ đó mà cuộc sống của các hộ dân nơi đây đã đi vào ổn định”.

Nhắc đến cuộc sống của gia đình mình lúc này, bà Nguyễn Thị Thi, 59 tuổi, trước ở phường Bình Khánh, quận 2, cho biết: “Lúc bị giải tỏa, tôi và nhiều người dân mong muốn được TĐC ngay tại quận 2 nhưng với số tiền đền bù ít ỏi, gia đình tôi không thể trụ lại đây được.

Lắng nghe tâm tư của người dân

Hàng trăm hộ dân đang sinh sống tại khu nhà tạm cư phường An Phú, quận 2 và các hộ dân bị thu hồi đất ở các quận 1, 5, 6, 7,8... phải về các lô chung cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, chung cư An Sương quận 12 đều mong muốn được TĐC tại nơi ở cũ. Bà Dung, hiện đang cư ngụ tại khu tạm cư phường An Phú đề đạt nguyện vọng: “Chúng tôi là những hộ nghèo nên mong muốn Nhà nước có chính sách giảm giá nhà theo chế độ hộ nghèo khi chúng tôi mua nhà TĐC”.

Mong muốn của bà Dung cũng là nguyện vọng chung của rất nhiều người dân đang khoắc khoải chờ đợi chỗ TĐC để ổn định cuộc sống. Nhiều hộ dân cho rằng, Nhà nước nên có thêm chính sách hỗ trợ về nhà ở cho những người dân bị ảnh hưởng từ những dự án, nhất là những hộ nghèo. Theo đó, phương thức hỗ trợ mua nhà ở xã hội như hiện nay và sự điều chỉnh lại chính sách cho phù hợp sẽ giúp những hộ dân này có điều kiện vay vốn để mua nhà trả góp.

Bên cạnh đó, đánh giá về hoạt động của quỹ 156, ông Nguyễn Văn Xê, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP Hồ Chí Minh cho biết: “Quỹ hỗ trợ không hoàn lại cho người dân, hỗ trợ cho con em người dân đi học tiếp tục trong vòng 3 năm, hỗ trợ đào tạo nghề dài hạn, trung hạn với mức 3 triệu đồng/người và 50.000 đồng/ngày/người khi học lớp ngắn hạn… Theo đó, quỹ đã cho các hộ dân vay 344 tỉ đồng và đã tạo việc làm cho 41.000 lao động. Tính bình quân, mỗi hộ có đất bị thu hồi đất được vay khoảng 30 triệu đồng với lãi suất ưu đãi 0,17%/tháng, tương đương khoảng 2% /năm”.

Tuy nhiên, trong kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh, các hộ TĐC còn mong muốn Nhà nước nâng mức cho vay vốn để kinh doanh, miễn giảm học phí, hỗ trợ học tập, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm; nâng mức bồi thường khi thu hồi đất.

Ngoài ra, Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh cũng đề xuất UBND TP và các ngành chức năng cần có chương trình tư vấn cho những hộ giải phóng mặt bằng. Đặc biệt, thành phố phải tư vấn đầy đủ hơn cho các hộ có trình độ thấp để họ có cuộc sống tốt hơn sau TĐC. Quỹ nhà TĐC nên quy tập trung vào một mối thay vì giao cho các quận, huyện quản lý như hiện nay. Từ đó, thành phố sẽ chủ động sắp xếp và bố trí dân cư TĐC cho hợp lý. Viện cũng kiến nghị thành phố xem xét lại các loại phí dịch vụ ở các khu nhà chung cư trong điều kiện đời sống người dân còn nhiều khó khăn.

Anh Đức - Hoàng Tuyết (Báo Tin tức)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.