Vị trí của dự án Trường đua ngựa tại huyện Sóc Sơn
UBND huyện Sóc Sơn đang tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - trường đua ngựa Sóc Sơn tại xã Tân Minh, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn.
Sóc Sơn sẽ lấy ý kiến về sự cần thiết và mục tiêu lập quy hoạch; tác động của quy hoạch tới cộng đồng và khu vực nằm trong quy hoạch; việc quy hoạch sử dụng đất đã phù hợp chưa; sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, thiết kế đô thị, kết nối giao thông giữa trường đua với khu vực lân cận...
Thời gian lấy ý kiến từ 26.12.2023 đến 4.2.2024.
Dự án trường đua ngựa tại Hà Nội được nghiên cứu lần đầu năm 1999 với địa điểm dự kiến tại phường Đại Kim (Hoàng Mai) và Thanh Liệt (Thanh Trì), nhưng do hành lang pháp lý về cá cược và đua ngựa chưa hoàn thiện nên đối tác nước ngoài rút lui.
Năm 2007, Tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hanoi Tourist) và Công ty Global Consultant Network (Hàn Quốc) có văn bản đề xuất xin nghiên cứu dự án trên. Tháng 9.2019, Thủ tướng có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.
Năm 2020, Hà Nội bổ sung dự án tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - trường đua ngựa Sóc Sơn vào đề cương điều chỉnh cục bộ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô đến năm 2020, định hướng 2030.
Dự án tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - trường đua ngựa Sóc Sơn dự kiến mức đầu tư 500 triệu USD, thu hút khoảng 5.000 lao động trực tiếp và 20.000 đến 25.000 lao động gián tiếp.
Trường đua dự kiến hoạt động sau năm 2021 nhưng gặp một số khó khăn nên chưa thể triển khai. Giữa năm 2022, Hà Nội kiến nghị Thủ tướng gỡ khó việc thu hồi 125ha đất để thực hiện dự án.
-
Đề xuất lập thêm 2 thành phố mới ở Hà Nội vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn và vùng Hoà Lạc, Xuân Mai
Chiều 10/11, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình Tóm tắt Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Tờ trình của Chính phủ nêu rõ, việc ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được nhận diện qua hơn 9 năm thi hành Luật Thủ đô năm 2012.






-
Hà Nội vận hành chính quyền hai cấp: Kỳ vọng mới từ cải cách thủ tục đất đai
Mô hình chính quyền hai cấp tại Hà Nội không chỉ thay đổi về tổ chức, mà còn là động lực cải cách thủ tục đất đai từ cơ sở. Những ngày đầu triển khai tại các phường mới cho thấy sự chủ động của người dân và quyết tâm từ bộ máy chính quyền....
-
Đường 5.000 tỷ sắp hình thành ở cửa ngõ Đông Bắc Hà Nội: Ai hưởng lợi nhiều nhất?
Dự án tuyến đường hơn 5.000 tỷ đồng nối cầu Tứ Liên với cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên không chỉ tạo cú hích hạ tầng quan trọng cho khu vực Đông Bắc Thủ đô, mà còn hứa hẹn mang đến nhiều lợi ích vượt trội về kết nối vùng, phát triển bất động sản và dịc...
-
Một phân khúc dù giao dịch có giảm nhưng giá vẫn tăng
Trong khi thị trường bất động sản vẫn đang trong quá trình phục hồi, phân khúc nhà ở xã hội (NƠXH) lại cho thấy một nghịch lý đáng chú ý: giao dịch sụt giảm rõ rệt nhưng giá bán vẫn tiếp tục leo thang, thậm chí tiệm cận các dự án thương mại....