Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Theo đó, đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045 có phạm vi nghiên cứu bao gồm thành phố Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà và Đam Rông với cao trình 850m trở lên.
Phạm vi lập quy hoạch là toàn bộ địa giới hành chính thành phố Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và một phần huyện Lâm Hà (gồm thị trấn Nam Ban và các xã Mê Linh, Đông Thanh, Gia Lâm, Nam Hà) với cao trình 850m trở lên. Phạm vi lập quy hoạch có tổng diện tích tự nhiên khoảng 336.067 ha.
Về tính chất, đây là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế - văn hóa, khoa học - kỹ thuật của tỉnh Lâm Đồng; trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch văn hóa di sản tầm quốc gia, khu vực và quốc tế; trung tâm nghiên cứu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cấp quốc gia và quốc tế; trung tâm nghiên cứu khoa học, giáo dục - đào tạo và chuyển giao công nghệ đa ngành cấp quốc gia; trung tâm bảo tồn rừng cảnh quan và đa dạng sinh học cấp quốc gia;
Trung tâm thương mại dịch vụ, hội chợ triển lãm; trung tâm văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao và giải trí cấp vùng và quốc gia; có vị trí quan trọng về quốc phòng và an ninh đối với khu vực Tây Nguyên và cả nước.
Thành phố Đà Lạt là đô thị phát triển du lịch quốc gia và đô thị có đặc trưng về di sản.
Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận được định hướng phát triển thành 02 vùng.
Cụ thể, vùng phía Bắc là đô thị trung tâm bao gồm thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương (định hướng đến năm 2030 Lạc Dương sáp nhập vào thành phố Đà Lạt mở rộng).
Đây là đô thị có vai trò lịch sử, bảo tồn di sản kiến trúc và cảnh quan; là trung tâm, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật của tỉnh Lâm Đồng.
Vùng phát triển đô thị và trung tâm nghỉ dưỡng chất lượng cao có đặc thù về khí hậu, cảnh quan tự nhiên, văn hóa lịch sử và di sản kiến trúc tầm khu vực, quốc gia và có ý nghĩa quốc tế.
Vùng phía Nam được định hướng phát triển các cụm đô thị vệ tinh theo Quy hoạch chung đã phê duyệt trên định hướng tái cấu trúc đô thị Đức Trọng, D’Ran, Thạnh Mỹ, Nam Ban.
Trong đó phát triển đô thị Đức Trọng với 3 chức năng chính bao gồm trung tâm sản xuất công nghệ cao, trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ và trung tâm logistic cấp vùng; định hướng trong tương lai trở thành trung tâm chính trị - hành chính mới của tỉnh; có vai trò là đầu mối giao thương quốc tế của vùng và quốc gia.
-
Quý 1/2025, toàn tỉnh Lâm Đồng có bao nhiêu lô đất nền giao dịch thành công?
Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng vừa cung cấp thông tin, dữ liệu về lượng giao dịch và giá giao dịch các loại hình bất động sản qua công chứng trên địa bàn tỉnh quý 1/2025.
-
Chấm dứt hoạt động dự án Đà Lạt Plaza tại Lâm Đồng
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản về việc chủ trương chấm dứt hoạt động dự án đầu tư Đà Lạt Plaza tại thành phố Đà Lạt của Công ty cổ phần du lịch Delta.
-
Lâm Đồng “bắt tay” với đối tác Trung Quốc khôi phục tuyến đường sắt dài 84km
Sáng ngày 5/3, tại trụ sở UBND tỉnh Lâm Đồng, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hồng Thái cùng lãnh đạo các sở, ngành đã tiếp và làm việc với đoàn công tác của Công ty Công trình quốc tế Cục 2 Đường sắt Trung Quốc, do Phó Tổng giám đốc kiêm Kế toán trưởng Quản Hoa Bình dẫn đầu. Cuộc họp tập trung vào việc khôi phục tuyến đường sắt lịch sử Đà Lạt – Tháp Chàm và mở rộng các tuyến đường bay quốc tế từ Đà Lạt.







-
Lâm Đồng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản đôn đốc tham mưu giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách.
-
Lâm Đồng chấm dứt hiệu lực văn bản xử lý hiến đất làm đường
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Công văn số 4322/UBND-ĐC1 về việc chấm dứt hiệu lực toàn bộ Văn bản số 4791/UBND-ĐC ngày 30/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
-
Thị trường bất động sản tại tỉnh lớn nhất Việt Nam sau sáp nhập có gì đặc biệt?
Theo Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Đề án), ba tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận sẽ được hợp nhất thành tỉnh Lâm Đồng (mớ...