Một góc Ga Đà Lạt/ Nguồn: Báo Lâm Đồng.
Tuyến đường sắt Đà Lạt – Tháp Chàm dài 84 km, là một trong những tuyến đường sắt răng cưa hiếm hoi trên thế giới, nối Đà Lạt với Tháp Chàm (Ninh Thuận). Được người Pháp xây dựng từ năm 1908 và hoàn thành năm 1932, tuyến đường này từng đóng vai trò quan trọng trong giao thông và du lịch khu vực. Sau khi ngừng hoạt động vào năm 1968, tuyến đường bị bỏ hoang. Những năm gần đây, nhiều kế hoạch khôi phục đã được đề xuất. Năm 2022, Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận nghiên cứu dự án khôi phục theo mô hình đối tác công - tư (PPP) với tổng mức đầu tư dự kiến 27.780 tỷ đồng.
Lộ trình tuyến đường gồm 16 ga chính, bắt đầu từ Tháp Chàm, đi qua các địa danh quan trọng như Sông Pha, Eo Gió, Đơn Dương, Trạm Hành, Cầu Đất, Trại Mát, và kết thúc tại Đà Lạt. Trong đó, có 16 km đường răng cưa vượt địa hình đồi núi với độ dốc lên đến 12%, đặc biệt qua các đoạn từ Sông Pha đến Eo Gió và Đơn Dương đến Trạm Hành.
Tại buổi làm việc, ông Trần Hồng Thái nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt – Tháp Chàm, phù hợp với các quy hoạch đã được phê duyệt của tỉnh Lâm Đồng. Ông hoan nghênh sự quan tâm của Công ty Công trình quốc tế Cục 2 Đường sắt Trung Quốc và cam kết các sở, ngành liên quan sẽ phối hợp chặt chẽ để triển khai dự án theo đúng quy định pháp luật của Việt Nam và Trung Quốc.
Phía Công ty Công trình quốc tế Cục 2 Đường sắt Trung Quốc, ông Quản Hoa Bình giới thiệu về kinh nghiệm thực hiện nhiều dự án đường sắt trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ông bày tỏ mong muốn hợp tác với tỉnh Lâm Đồng trong việc khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt – Tháp Chàm, nâng cấp sân bay Liên Khương và phát triển các dự án du lịch sinh thái. Ông cũng đề nghị tỉnh cung cấp thông tin về các quy hoạch liên quan để công ty có thể tiến hành báo cáo nghiên cứu khả thi và các bước tiếp theo của dự án.
Ngoài dự án đường sắt, hai bên cũng thảo luận về việc mở rộng các tuyến đường bay quốc tế từ Đà Lạt đến Singapore, Siem Reap và các nước Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc. Ông Trần Hồng Thái cho biết, sân bay Liên Khương đã có nhiều chuyến bay quốc tế và tỉnh đang có kế hoạch nâng cấp sân bay để đáp ứng nhu cầu di chuyển ngày càng tăng của người dân và du khách. Việc mở rộng các tuyến bay quốc tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch và giao thương, mang lại lợi ích cho cả hai bên.
-
Đề xuất 5.000 tỷ đồng đầu tư sân bay ở “Đà Lạt thứ 2” của Tây Nguyên
Dự án sân bay Măng Đen được đề xuất đầu tư với quy mô diện tích 350ha, công suất đến năm 2030 khoảng 1 triệu hành khách/năm. Tổng vốn đầu tư dự kiến gần 5.000 tỉ đồng.
-
Khám phá tương lai của Buôn Ma Thuột và Đà Lạt trong quy hoạch mới đến 2050
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1337/QĐ-TTg ngày 6/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Cao tốc Nha Trang – Đà Lạt sẽ được xây dựng trước năm 2030?
Tuyến cao tốc Nha Trang – Đà Lạt được lãnh đạo hai tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng đề xuất triển khai trước năm 2030. Đây là hạ tầng quan trọng thúc đẩy sự phát triển không chỉ của hai địa phương mà cả khu vực Tây Nguyên và duyên hải miền Trung.








-
Tiến độ triển khai các dự án bất động sản tại thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng
UBND thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) vừa phát đi Công văn số 744/UBND-KTHTĐT về việc thực hiện công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố quý 1/2025.
-
Lâm Đồng sắp tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà đầu tư cần chuẩn bị gì?
Tỉnh Lâm Đồng đang tích cực chuẩn bị cho Hội nghị xúc tiến, kêu gọi đầu tư phát triển nhà ở xã hội (NOXH), dự kiến diễn ra trong tháng 4/2025. Đây là cơ hội hiếm có cho các doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp, ...
-
Dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại và khách sạn Hoàng Đế tại thành phố Đà Lạt có diễn biến mới
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Quyết định số 682/QĐ-UBND về việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại và khách sạn Hoàng Đế của Công ty cổ phần dịch vụ và thương mại Petrolimex Lâm Đồng....