Việc hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa hiện đang được thực hiện theo quy định tại Nghị định 42/2012/NĐ-CP.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do diện tích đất lúa của từng hộ thấp, nhất là ở miền Trung và miền Bắc, nên với mức hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước, 100.000 đồng/ha/năm đối với đất lúa khác như hiện nay thì số tiền mỗi hộ được nhận không đáng kể, trong khi thủ tục để được nhận tiền mất nhiều thời gian.
Thêm vào đó, kinh phí hỗ trợ cho địa phương sản xuất lúa 500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước, 100.000 đồng/ha/năm đối với đất lúa khác chưa quy định cụ thể sử dụng vào công việc gì, ưu tiên địa bàn nào, nên ở một số nơi việc sử dụng tiền hỗ trợ chưa tập trung để bảo vệ, cải tạo, phát triển quỹ đất trồng lúa; hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất lúa, xây dựng nông thôn mới…
Tại dự thảo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất quy định về hỗ trợ địa phương sản xuất lúa. Trong đó nêu rõ ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho ngân sách cấp xã có sản xuất lúa để bảo vệ, cải tạo, phát triển quỹ đất trồng lúa. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hỗ trợ trực tiếp cho ngân sách cấp xã sẽ giúp cho những xã có diện tích đất lúa có điều kiện xây dựng nông thôn mới, bảo vệ, cải tạo, hoàn thiện kết cấu hạ tầng của các vùng đất trồng lúa trên địa bàn; khắc phục tình trạng một số địa phương sử dụng kinh phí hỗ trợ chưa đúng mục đích là bảo vệ, phát triển, nâng cao chất lượng đất trồng lúa và góp phần nâng cao đời sống, thu nhập của nông dân trồng lúa.
Dự thảo cũng đề xuất mức hỗ trợ cho địa phương trồng lúa trên cơ sở gộp mức hỗ trợ cho địa phương và mức hỗ trợ cho hộ nông dân trồng lúa tại Nghị định số 42/2012/NĐ-CP. Cụ thể là hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước và hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, dự thảo Nghị định theo hướng trong giai đoạn năm 2014-2015 chưa tăng mức hỗ trợ đối với đất chuyên trồng lúa nhưng đề xuất tăng lên mức 500.000 đồng/ha đối với đất trồng lúa khác, vì đất trồng lúa khác tập trung chủ yếu ở các tỉnh trung du, miền núi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.
Dự thảo cũng đề xuất quy định cụ thể ngân sách nhà nước hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha đất trồng lúa, trừ lúa nương, được khai hoang từ đất chưa sử dụng hoặc phục hóa từ đất bị bỏ hóa và 5.000.000 đồng/ha đất chuyên trồng lúa nước được cải tạo từ đất trồng lúa nước một vụ hoặc đất trồng trọt khác.
-
Thí điểm mở rộng xây nhà ở thương mại trên đất nông nghiệp: Lối thoát cho hàng trăm dự án nhà ở
VARS cho rằng, thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại trong 5 năm sẽ tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho các dự án nhà ở thương mại đang bị “kẹt” vì không có yếu tố đất ở....
-
Xác định, phân loại đất nông nghiệp thế nào?
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 116 Luật Đất đai 2024, trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển từ đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất nông nghiệp trong thửa đất có đất ở, đất phi nông nghiệp sang đất ở thì chỉ căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất hoặc qu...
-
Bị phạt tới 200 triệu đồng nếu sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác trái phép
Đây là quy định được đưa ra tại Nghị định 123/2024/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 4/10/2024 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.