Trong
đó có nhiều dự án trọng điểm, như đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Hà
Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lào Cai; đường Vành đai 1, 2, 3... Tuy
nhiên, công tác thu hồi đất, GPMB còn gặp nhiều khó khăn.
Chậm GPMB là một trong những nguyên nhân cản trở tiến độ dự án đường Văn Cao - Hồ Tây. Images: Thái Hà
Dự án nào cũng vướng
Tại buổi giao ban công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, GPMB trên địa bàn Hà Nội diễn ra cuối tuần qua, đại diện rất nhiều quận, huyện đều cho rằng chính sách bồi thường GPMB dù đã có, nhưng lại chồng chéo, thiếu nhất quán, làm khó cho cơ sở trong quá trình thực hiện .
Ông Lâm Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng đã nêu ra những bất cập trong việc GPMB tại dự án cải tạo chung cư cũ Nguyễn Công Trứ - một trong những dự án trọng điểm, thực hiện thí điểm việc cải tạo xây dựng mới tập thể cũ. Đến nay, đã có 160/199 hộ bàn giao mặt bằng và đến tạm cư tại quận Hoàng Mai. Đối với 39 hộ còn lại chưa bàn giao mặt bằng, quận có chủ trương cưỡng chế nhưng qua tham vấn các sở, ngành lại nảy sinh nhiều bất cập. "Theo văn bản của Bộ Xây dựng và UBND TP Hà Nội, thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế, phá dỡ là của quận. Nhưng theo Nghị định 52/NĐ-CP của Chính phủ, thẩm quyền lại thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố. Đối với việc ra quyết định thu hồi căn hộ, quận chưa biết phải xử lý ra sao khi có đến hai chỉ đạo trái ngược nhau" - ông Tuấn cho hay.
Ông
Nguyễn Phúc Quang, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết, trên địa bàn
quận có nhiều dự án khó khăn trong việc GPMB như dự án Tây Hồ Tây, đường
Vành đai 2, cầu Nhật Tân, đường Lạc Long Quân… Thậm chí, có dự án kéo
dài hàng chục năm như dự án hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây. "Có
những hộ gia đình chây ỳ, chống đối quyết liệt, không chịu nhận nhà
khiến quận chưa thể cưỡng chế được" - ông Quang thừa nhận. Ông Quang
cũng nêu lên bất cập, quận Tây Hồ được TP giao đầu tư 5 tòa nhà cao tầng
để phục vụ tái định cư (TĐC). Tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn chưa
được bố trí vốn.
Đẩy nhanh các dự án trọng điểm
Theo
ông Nguyễn Đức Biền, Trưởng Ban chỉ đạo GPMB TP Hà Nội, trong thời gian
sắp tới, Ban sẽ tập trung rà soát, bổ sung, điều chỉnh một số nội dung
trong cơ chế chính sách như: xác định lại giá đất, TĐC, thu hồi đất, quy
trình GPMB, cưỡng chế thu hồi với nguyên tắc tuân thủ với quy định pháp
luật, phù hợp với đặc điểm và thẩm quyền của TP theo hướng tối đa hóa
bồi thường hỗ trợ cho người bị thu hồi đất, trong khuôn khổ pháp luật
cho phép. Tập trung triển khai việc giao đất dịch vụ cho người dân sản
xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% đất nông nghiệp được giao.
Ngoài ra, ông Biền còn cho biết, sẽ đề xuất UBND TP đưa ra nhiều phương án TĐC để người dân có quyền lựa chọn. Đơn cử, cho phép người dân có thể lựa chọn việc mua nhà TĐC theo nhu cầu. Người dân có thể chọn dự án có mức giá cao hoặc thấp phụ thuộc điều kiện tài chính. Tránh hiện tượng, nhận nhà TĐC xong bán lại để mua chỗ khác hoặc giao nhà TĐC nhưng không về ở vì điều kiện sống không đạt so yêu cầu. Bên cạnh đó, thực hiện đa dạng chủ đầu tư xây dựng các quỹ nhà TĐC.
Đánh giá về công tác GPMB trong năm 2011 và 2 tháng đầu năm 2012, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho rằng, đây những kết quả khả quan. Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị chậm tiến độ, không quyết liệt trong công tác GPMB, đặc biệt ở các dự án trọng điểm, bức xúc. Vì vậy, các quận, huyện phải quyết liệt, đẩy nhanh công tác GPMB, đặc biệt là các dự án trọng điểm của TP và của các quận, huyện. Trong quá trình đền bù GPMB, phải vận dụng tối đa cơ chế, chính sách theo hướng có lợi nhất cho dân nhưng phải tuân thủ các cơ sở pháp lý. Tập trung chuẩn bị điều kiện tốt nhất phục vụ công tác GPMB, chú trọng tới quỹ đất tái định cư và đất dịch vụ; nhất là tập trung hướng về cơ sở, hướng về người dân để tháo gỡ khó khăn. "Trong công tác GPMB, phải làm thận trọng, bàn bạc kỹ lưỡng trước khi thực hiên. Đặc biệt, chú ý công tác dân vận, giám sát, lắng nghe ý kiến cử tri" - Phó Chủ tịch nhấn mạnh.
Trong năm 2011 và 2 tháng đầu năm 2012, toàn thành phố đã GPMB hơn 2.062 ha đất tại 353 dự án, chi trả hơn 14.957 tỷ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ cho 44.019 tổ chức, cá nhân và bố trí tái định cư cho 1.826 hộ. Riêng trong hai tháng đầu năm, đã tháo gỡ kịp thời về cơ chế chính sách, phối hợp chính quyền địa phương GPMB hơn 100ha đất, chi trả 414 tỷ đồng cho hơn 1.000 tổ chức, hộ gia đình. |