15/01/2013 1:07 PM
Theo một nghiên cứu mới đây của Savills VN cho thấy tại Hà Nội có đến 94% căn hộ thuộc diện nhà ở xã hội có giá trên 1 tỷ đồng, trong khi đó theo nghiên cứu của các chuyên gia, nhà ở xã hội chỉ nên ở mức 300 triệu đồng/1 căn.
Ông Trần Như Trung, Phó giám đốc Savills Hà Nội cho biết, tỷ lệ căn hộ có giá dưới 1 tỷ đồng hiện mới chỉ chiếm khoảng 6% tổng lượng cung và tập trung tại các vị trí xa trung tâm. Trường hợp giá tiếp tục giảm mạnh thì tỷ trọng căn hộ loại 1 tỷ đồng trở xuống cũng chỉ chiếm tối đa là 10% và căn hộ có giá dưới 2 tỷ đồng/căn cũng chỉ chiếm khoảng 15% tổng cung của thị trường.
Ông Trung cũng cho rằng kể cả trường hợp đẩy mạnh phát triển nhà xã hội thì trong năm 2013, tỷ lệ căn hộ nhà xã hội cũng chỉ chiếm tỷ lệ khá nhỏ so với tổng cung của thị trường. Do vậy sự tác động của mảng sản phẩm này với thị trường sẽ không nhiều.

Với 94% căn hộ thuộc dang nhà ở xã hội có giá 1 - 2 tỷ đồng vẫn còn quá xa vời với những người lao động

Trong khi đó, theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, nhà ở xã hội phải có giá cực rẻ chứ không thể là 1 tỷ đồng được. “Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam là 1.500 USD/năm (khoảng 3 triệu/tháng), giả định gấp 100 lần thì mức giá bán phải là 300 triệu đồng/căn nhà cho người thu nhập thấp (chưa tính diện tích). Khi bán nhà thu nhập thấp với giá 700 triệu đến 1 tỷ là phục vụ cho đối tượng khác chứ không phải người thu nhập thấp” – Ông Ánh cho biết.

Với những đề xuất chính sách ưu đãi nhất dành cho nhà ở xã hội như: hỗ trợ lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội từ 4 -5%/năm, áp dụng thuế suất thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 10% đối với xây dựng đầu tư nhà ở xã hội, bán lại cho người khác sau 5 năm sử dụng thay vì 10 năm so với hiện hành... đang được coi là những “liều thuốc” hỗ trợ tối đa cho cả doanh nghiệp bán nhà và người mua. Nhưng thực tế, với mức giá từ 1 – 2 tỷ/1 căn hộ như hiện nay, thì với những mức hỗ trợ như trên cũng không thể đảm bảo cho người có thu nhập dưới 9 triệu/tháng có khả năng mua nhà.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Đực, phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết: khả năng mua được nhà xã hội ở các thành phố lớn vô cùng khắc nghiệt. Thậm chí cơ hội mua loại nhà này của nhiều người chưa đến 1%. Có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Giá nhà xã hộ quá cao và thủ tục quá phức tạp. Khi đi mua nhà, người dân phải chứng minh được thu nhập của mình là bao nhiêu, diện tích hiện tại đang ở như thế nào...
"Tôi dám chắc là nếu tìm được đối tượng nằm trong quy định thì chắc chắn họ cũng không đủ tiền để mua căn nhà đó, hoặc những người này không có nhu cầu. Trong khi đó, người có điều kiện kinh tế, có nhu cầu thì lại không đủ tiêu chuẩn để được mua. Chính vì thế mới xảy ra chuyện, người có nhu cầu nhà thì vẫn mỏi mắt để được mua còn nhà ở xã hội vẫn ế", ông Đực nói.

Năm 2011 chỉ đạt 1% kế hoạch

Theo bộ Xây dựng, tính đến cuối năm 2011, cả nước có 42 dự án nhà cho người TNT được khởi công xây dựng, với tổng mức đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng, tổng diện tích sàn khoảng 907.000m2, đáp ứng cho khoảng 73.200 người. Tuy nhiên, đến cuối năm 2011 mới có hơn 1.700 căn hộ được đưa vào sử dụng, đáp ứng chỗ ở cho khoảng 8.000 người (đạt 1% kế hoạch). Nguyên nhân chính là do giá cao và tiến độ xây dựng chậm đã dẫn đến tình trạng người dân không mặn mà.
  • Ế ẩm, cò đất mạo danh 'ông lớn' thu phí môi giới còi

    Ế ẩm, cò đất mạo danh 'ông lớn' thu phí môi giới còi

    Đánh vào tâm lý khách hàng muốn bán nhà, đất nhanh chóng một số công ty bất động sản đã mạo danh những thương hiệu nổi tiếng để ăn theo, đồng thời thu phí môi giới trước khi việc giao dịch thành công khiến nhiều người "tiền mất tật mang".

  • Cứu “hồn” TPHCM

    Cứu “hồn” TPHCM

    So với nhiều đô thị phát triển trên thế giới, niềm tự hào và sự hấp dẫn của TPHCM không phải là các công trình hạ tầng - văn hóa đương đại mà là giá trị hơn 300 năm phát triển. Vậy nhưng, những dấu tích ấy đang bị thay thế bằng các công trình hiện đại.

  • Lo lắng về tính khả thi của một chủ trương đúng và trúng

    Lo lắng về tính khả thi của một chủ trương đúng và trúng

    Bằng việc ban hành nghị quyết 02 ngày 7.1.2013, Chính phủ chính thức công bố các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng những chính sách này sẽ là “những bếp than hồng” có thể làm ấm lại thị trường bất động sản vốn đang đóng băng. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến lo ngại về tính “đi vào đời sống” ở một số giải pháp của nghị quyết này.

Theo Duyên Duyên (Đất Việt)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.