Nổi lên là điển hình của cả nước về công tác di dời, giải toả, mấy năm gần đây hàng chục nghìn hộ dân TP. Đà Nẵng đã được di dời đến nơi ở mới, nhường đất cho việc quy hoạch, chỉnh trang lại đô thị… Tuy nhiên, sau những thành công đó, vấn đề hậu giải toả trên địa bàn thành phố vẫn còn những vướng mắc. Đáng chú ý là việc chậm bố trí đất tái định cư cho những hộ đã di dời, dù đã có đất thực tế.
Sớm bố trí đất tái định cư giúp người dân ổn định cuộc sống
Tình trạng nợ đất tái định cư chủ yếu tập trung ở các quận Cẩm Lệ, Liên Chiểu và Ngũ Hành Sơn... Tại quận Cẩm Lệ, nơi có nhiều dự án quy hoạch, chỉnh trang đô thị được tiến hành, cơ sở hạ tầng một số dự án đã hoàn chỉnh, song vẫn chậm trễ trong việc bố trí đất cho người dân. Theo đó, tổng số lô đất tái định cư theo quy hoạch trên địa bàn là 17.425 lô, đã bố trí được 11.351 lô, còn lại 6.076 lô. Trong số đất tái định cư còn lại, đã có đất thực tế là 3.711 lô, trong đó dự án đô thị Nam cầu Cẩm Lệ đã có 250 lô đất hoàn thiện hạ tầng, 1 dự án giáp xã Hòa Phát cũng có sẵn đến 390 lô đất...
Mới đây, khi thị sát tại Cẩm Lệ, ông Trần Thọ, Bí thư Thành uỷ TP. Đà Nẵng đã rất bất bình khi nghe thông tin đang có sẵn đất nhưng vẫn không giải quyết xong 496 lô đất cho 426 hộ dân bị di dời giải tỏa suốt nhiều năm qua. Tương tự, tại quận Liên Chiểu tính đến tháng 9/2014 vẫn còn nợ 344 hộ dân với 509 lô đất tái định cư. Trong đó, 81 lô nợ từ năm 2011 về trước; 182 lô nợ từ năm 2012; 40 lô nợ từ năm 2013 và 204 lô đất tái định cư nợ trong năm 2014.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ đất tái định cư ở TP. Đà Nẵng trong thời gian qua là việc không trung thực trong báo cáo nguồn quỹ đất từ các ban quản lý dự án. Trước đây, các ban quản lý này thường báo cáo lên chính quyền rằng thiếu đất, việc chậm trễ này xuất phát từ nhiều lý do tế nhị, nhằm hưởng lợi từ quy hoạch, giấu thông tin để “chạy” vị trí…
Về phía người dân, chậm trễ trong việc nhận đất thường do tâm lý so kè, khi cho rằng, mình hy sinh cả nghìn m2 với nhiều đất đai, nhà cửa lại chỉ được bố trí vào những lô đất chia nhỏ nên không chấp thuận. Việc nợ đất tái định cư dai dẳng đã làm ảnh hưởng đến chính sách an sinh xã hội của thành phố. Người dân không có đất để làm nhà thì không thể an cư lạc nghiệp. Chưa kể đến việc, không bố trí được đất tái định cư, chính quyền phải trả tiền thuê nhà cho người dân, gây tốn kém cho ngân sách…
Trước tình trạng nợ đất tái định cư kéo dài, tại kỳ họp thứ 10 của HĐND TP. Đà Nẵng khóa 8, ông Trần Thọ cho rằng, không thể tồn tại nghịch lý là đã có đất nhưng chậm trễ bố trí để người dân chờ đợi. Do vậy, các cơ quan chức năng cần phát huy trách nhiệm cùng với thành phố giải quyết triệt để vấn đề nợ đất người dân. Tuyệt đối không để dây dưa, kéo dài tình trạng dân chờ đất để ổn định cuộc sống… Phấn đấu đến cuối năm 2014 hoàn thành việc trả nợ đất thực tế mà UBND TP. Đà Nẵng đã nợ các hộ giải tỏa.
-
UBND TP. Đà Nẵng vừa có chỉ đạo quan trọng để tháo gỡ khó khăn thị trường vật liệu xây dựng trên địa bàn
Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng yêu cầu đẩy mạnh các dự án đầu tư công, nhà ở xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, nông thôn… trên địa bàn để tăng lượng sử dụng xi măng, sắt thép....
-
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp BĐS đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong....
-
Thành lập Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng
Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng cho biết, Bộ Chính trị vừa đồng ý chủ trương đối với Đề án xây dựng Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Theo đó, thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế toàn diện tại thành phố Hồ Chí Minh và Tr...