UBND thành phố Đà Nẵng vừa phát đi thông tin lấy ý kiến của người dân, tổ chức về dự thảo Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng tổ chức lấy ý kiến cộng đồng về nhiệm vụ “Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” .

Cụ thể, người dân và tổ chức có ý kiến góp ý đối với dự thảo quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ tham gia bằng hình thức trả lời trên các phiếu ý kiến theo mẫu đã được ban hành.

Trên cơ sở các ý kiến góp ý, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng sẽ tổng hợp gửi đơn vị tư vấn lập quy hoạch tiếp thu, chỉnh sửa, hoàn thiện Quy hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Theo báo cáo sơ bộ lần 6 về Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho biết, việc lập quy hoạch phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của cả nước; các quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; có sự kết nối chặt chẽ với các cực tăng trưởng, các trung tâm phát triển, các thành phố lớn trong cả nước và khu vực Đông Nam Á, Châu Á - Thái Bình Dương; dựa trên việc khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế, nhất là về tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng kinh tế biển, vị trí địa kinh tế và địa chiến lược quan trọng của thành phố Đà Nẵng trong vùng và cả nước.

Định hướng chiến lược là xây dựng Đà Nẵng trở thành một thành phố đáng sống, thông qua tập trung phát triển 3 trụ cột chính.

Trong đó, trụ côt thứ nhất, du lịch và các dịch vụ liên kết với du lịch gắn với mũi nhọn du lịch và dịch vụ nghỉ dưỡng chất lượng cao.

Trụ cột thứ hai chính là trung tâm trung chuyển và xuất khẩu hàng hóa vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung tập trung vào hai lĩnh vực mũi nhọn cảng biển, cảng hàng không gắn với dịch vụ logistics và chế xuất và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và ngư nghiệp.

Trụ cột thứ ba, kinh tế tri thức - nền tảng để phát triển hai lĩnh vực mũi nhọn công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị sáng tạo, khởi nghiệp và công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số, theo kịp và tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Về mục tiêu tổng quát đến năm 2030, là nhằm phát triển Đà Nẵng thành một thành phố đáng sống để thu hút những tầng lớp ưu tú có tri thức, kỹ năng và tiềm lực tài chính đến định cư, đầu tư kinh doanh tại thành phố, nhằm hiện thực hóa Nghị quyết số 43-NQ/TW, ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đạt được mục tiêu về phát triển thành phố như đã nêu,...

Tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Đà Nẵng có cơ cấu kinh tế hiện đại, kinh tế phát triển năng động, ổn định, sản xuất xã hội có tính cạnh tranh cao, và từng bước hình thành, phát triển nền kinh tế tri thức; Cơ cấu kinh tế có sự cân bằng hơn giữa các khu vực.

Đà Nẵng trở thành một trung tâm công nghệ và đổi mới sáng tạo hàng đầu châu Á. Các ngành kinh tế được định vị và bố trí lại, theo hướng chuyển lên “đẳng cấp” công nghệ cao hơn với ba Trung tâm chức năng chính.

Với 90% dân số đô thị, hệ thống đô thị của Đà Nẵng sẽ được phân bố hài hòa và là những đô thị thông minh, với giáo dục, đào tạo, y tế, sức khỏe của người dân được đặt lên hàng đầu, hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị thông minh, kết nối hài hòa, thuận tiện,...

  • Đà Nẵng làm gì để trị cơn sốt đất ảo?

    Đà Nẵng làm gì để trị cơn sốt đất ảo?

    Tình trạng nhà đất lên cơn sốt ảo đang thách thức không nhỏ cho sự phát triển lành mạnh, bền vững của thị trường bất động sản. Đà Nẵng đang làm gì để ngăn chặn tình trạng giá nhà đất trên trời, trong khi thu nhập người dân ở dưới đất?

Lê Phước Bình
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.