Nghị quyết bao gồm 44 cơ chế, chính sách với 7 lĩnh vực, được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp tại TP.HCM.
Về ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược bao gồm: Đầu tư xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D); đầu tư nghiên cứu và hỗ trợ chuyển giao công nghệ cao trong lĩnh vực CNTT, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới, năng lượng sạch có quy mô vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên;
Đầu tư dự án trong lĩnh vực công nghiệp mạch tích hợp bán dẫn, công nghệ thiết kế, chế tạo linh kiện, vi mạch điện tử tích hợp (IC), điện tử linh hoạt (PE), chip, pin công nghệ mới, vật liệu mới, công nghiệp năng lượng sạch có quy mô vốn đầu tư từ 30.000 tỷ đồng trở lên.
Đầu tư dự án xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ theo quy hoạch có quy mô vốn đầu tư từ 50.000 tỷ đồng trở lên.
Ảnh minh họa
Nhà đầu tư chiến lược phải đáp ứng một trong các điều kiện như có vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng trở lên khi thực hiện dự án và có kinh nghiệm đầu tư dự án trong lĩnh vực tương tự có tổng vốn đầu tư từ 2.000 tỷ đồng trở lên;
Có vốn điều lệ từ 5.000 tỷ đồng trở lên hoặc có tổng tài sản từ 25.000 tỷ đồng trở lên và có kinh nghiệm đầu tư dự án trong lĩnh vực tương tự có tổng vốn đầu tư từ 10.000 tỷ đồng trở lên; Hoặc có vốn điều lệ từ 9.000 tỷ đồng trở lên và có kinh nghiệm đầu tư dự án trong lĩnh vực tương tự có tổng vốn đầu tư từ 25.000 tỷ đồng trở lên.
Nhà đầu tư chiến lược được tính vào chi phí được trừ để xác định thu nhập chịu thuế đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) bằng 150% chi phí thực tế của hoạt động này khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) thực tế được xác định theo quy định của pháp luật về kế toán; Được hưởng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan, thuế theo quy định của pháp luật.
Trong 5 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư chiến lược phải giải ngân vốn đầu tư và không được chuyển nhượng dự án;
Hỗ trợ kinh phí để đào tạo nghề đối với lao động bị ảnh hưởng tại khu vực dự án; ưu tiên tiếp nhận lao động địa phương vào làm việc tại dự án; thực hiện cam kết về việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao (nếu có).
Quá trình thực hiện dự án đầu tư, nếu nhà đầu tư chiến lược không đáp ứng điều kiện về vốn, tiến độ giải ngân và điều kiện khác thì không được hưởng ưu đãi quy định tại nghị quyết này. Đồng thời, nhà đầu tư chịu trách nhiệm về các hậu quả phát sinh do không thực hiện đúng cam kết theo quy định của pháp luật.
-
Từ ngày 1/8, TP.HCM được tự quyết chuyển đổi đất lúa dưới 500 ha
Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 01/08.








-
TP.HCM sẽ khởi công 8.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025
Năm 2025, TP.HCM sẽ khởi công thêm 8 dự án nhà ở xã hội với gần 8.000 căn hộ và hoàn thành 4 dự án khác, góp phần hiện thực hóa mục tiêu của Đề án “Phát triển ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội” do Chính phủ ban hành, đáp ứng nhu cầu nhà ở cấp thiết củ...
-
46 khu đất với tổng diện tích 7.397ha mà TP.HCM chọn để làm TOD nằm ở đâu?
TP.HCM đã chọn ra 46 khu đất rộng hơn 7.397ha để phát triển đô thị theo mô hình TOD - đô thị nén gắn với giao thông công cộng. Từ các trục metro đến cao tốc và vành đai, những vị trí nào sẽ trở thành tâm điểm phát triển đô thị thông minh, đáng sống t...
-
Hàng triệu người thuê trọ tại TP.HCM đón tin vui về giá điện
Tổng công ty Điện lực TP.HCM đã quản lý 65.549 nhà trọ với gần 1,5 triệu sinh viên, người lao động thuê nhà để ở được cấp định mức sử dụng điện, trong đó 26.011 nhà trọ được áp giá bậc thang sinh hoạt bậc 3 là 2.271 đồng/kWh....