Một góc đảo Ngọc
Theo đó, phạm vi lập quy hoạch là toàn bộ diện tích đất tự nhiên 589,27km2 của thành phố Phú Quốc, gồm: 2 phường Dương Đông, An Thới và 7 xã Cửa Cạn, Gành Dầu, Bãi Thơm, Hàm Ninh, Cửa Dương, Dương Tơ, Thổ Châu và các khu vực nghiên cứu khả năng phát triển, xây dựng trên biển tại phía Bắc và phía Nam đảo Phú Quốc.
Phân vùng phát triển không gian thành phố Phú Quốc chia thành 13 khu vực phát triển, gồm: Dương Đông, Bãi Trường, Bãi Ông Lang-Cửa Cạn, Bãi Vòng, Bãi Sao, An Thới, Vịnh Đầm, Bãi Khem và Mũi Ông Đội, các khu vực ven biển phía Đông, phía Bắc, phía Tây Bắc, quần đảo Nam An Thới, khu vực đảo Thổ Chu (xã Thổ Châu).
Đồ án hướng đến phát triển thành phố Phú Quốc trở thành một đô thị biển đảo; trung tâm dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng chất lượng cao, có bản sắc, có sức hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế; trung tâm thương mại, dịch vụ, trung tâm chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng ứng dụng công nghệ cao tầm cỡ khu vực và quốc tế; trung tâm chính trị-văn hóa; không gian sống có chất lượng và gắn bó của người dân trên đảo; phát triển đô thị theo hướng Tăng trưởng Xanh, thông minh, tiết kiệm năng lượng và thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Cùng với định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kinh tế-xã hội tổng hợp, Phú Quốc tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật về giao thông, cao độ nền và thoát nước mưa, cấp nước, cung cấp năng lượng, xử lý chất thải, viễn thông.
Lĩnh vực giao thông, nâng cấp cải tạo Cảng Hàng không Quốc tế Phú Quốc đến năm 2030 công suất 10 triệu khách/năm, sau năm 2030 là 18 triệu khách/năm.
Cảng biển đón tàu khách quốc tế đến 225.000 GT, tàu tổng hợp đến 30.000 tấn và các bến cảng An Thới, Vịnh Đầm, Bãi Vòng, Mũi Đất Đỏ đón tàu trọng tải đến 3.000 tấn kết hợp bến khách, phà biển, bến du thuyền phục vụ phát triển kinh tế-xã hội thành phố Phú Quốc.
Đồng thời phát triển hành lang xanh, bảo vệ cảnh quan môi trường tự nhiên gắn với du lịch sinh thái, văn hóa-lịch sử trên đảo ngọc.
Lãnh đạo thành phố Phú Quốc cho biết các chương trình, dự án được ưu tiên đầu tư gồm: chương trình phát triển đô thị thành phố Phú Quốc; hoàn thiện hệ thống đường giao thông quanh đảo; cải tạo hệ thống thoát nước khu vực Dương Đông; nâng cấp, cải tạo cảnh quan đô thị khu vực Dương Đông và cải tạo, chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu.
-
Tháo dỡ khách sạn 100 tỉ ở Phú Quốc vì “xây chui”
Theo tiết lộ của chủ nhân dự án khách sạn 12 tầng ở Phú Quốc, tổng chi phí để đầu tư công trình này khoảng 100 tỉ đồng. Tuy nhiên, hiện người này đang phải tốn thêm một khoản chi phí lớn khác để tháo dỡ công trình do xây dựng trái phép.
-
CityLand Phú Quốc "thở phào" khi dự án 4.900 tỷ Phú Quốc được khơi thông
Ngày 14/11, tại kỳ họp thứ 28, Hội đồng Nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa X (nhiệm kỳ 2021-2026) đã đồng ý chủ trương chuyển đổi hơn 57 ha đất rừng đặc dụng sang mục đích khác để thực hiện dự án khu du lịch sinh thái và dân cư Rạch Tràm tại Phú Quốc....
-
Eschuri Vung Bau: "Siêu phẩm" golf Việt Nam chinh phục truyền thông Hàn Quốc
Mới đây, truyền hình SBS và nhật báo kinh tế Hàn Quốc – Hankyung giới thiệu Phú Quốc, điểm đến hàng đầu của du khách “xứ sở kim chi” đang thu hút giới mộ điệu golf với sự ra mắt của Eschuri Vung Bau Golf....
-
Kiên Giang thống nhất kế hoạch đầu tư công trung hạn dự kiến 139.000 tỷ đồng
Sáng 30/9, HĐND tỉnh Kiên Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 26 (Kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền.