Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 11/6 phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Theo đó, phạm vi lập quy hoạch có tổng diện tích khoảng 2.123,29 km2, bao gồm toàn bộ diện tích hành chính hiện hữu của TP.HCM (2.095,5 km2) và khu đô thị lấn biển Cần Giờ, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ đã được chấp thuận chủ trương đầu tư.
Đến năm 2030, đất xây dựng toàn Thành phố khoảng 100.000 - 105.000 ha
Về tính chất đô thị, Quyết định nêu rõ, TP.HCM là đô thị loại đặc biệt trực thuộc Trung ương; trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật và công nghệ quan trọng của quốc gia, có vai trò tiên phong dẫn dắt đổi mới, sáng tạo; có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia; là một trong những trung tâm du lịch, tài chính - thương mại và dịch vụ logistics của khu vực Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dương; trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN.
Khu trung tâm TP.HCM nhìn từ Thủ Thiêm. Ảnh: MD
TP.HCM là đầu mối giao thông, hạ tầng số quan trọng trong vùng Đông Nam Bộ, quốc gia và quốc tế; là trung tâm liên kết vùng, đầu mối kết nối các loại hình vận tải đa phương thức của Vùng trọng điểm phía Nam; là một trong những địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh khu vực miền Đông Nam Bộ và cả nước.
Dự báo đến năm 2030, quy mô dân số khoảng 11,0 - 13,7 triệu người; đến năm 2040: khoảng 14,0 - 16,5 triệu người.
Đến năm 2030, đất xây dựng toàn Thành phố khoảng 100.000 - 105.000 ha, (trung bình khoảng 73 - 95 m2/người); trong đó, đất dân dụng khoảng 65.000- 68.000 ha (trung bình khoảng 47 - 62 m2/người).
Đến năm 2040, đất xây dựng toàn Thành phố khoảng 125.000 - 130.000 ha (trung bình khoảng 75 - 93 m2/người); trong đó, đất dân dụng khoảng 85.000 -88.000 ha (trung bình khoảng 52 - 63 m2/người).
Cấu trúc không gian Thành phố phát triển theo 06 phân vùng
Về định hướng phát triển không gian, TP.HCM sẽ phát triển theo mô hình đô thị đa trung tâm, hình thành các phân vùng đô thị đa chức năng với hạt nhân là các khu vực trọng điểm về tài chính, thương mại, du lịch, văn hóa, thể dục thể thao, nghiên cứu, đào tạo và sản xuất công nghệ cao… nhằm thúc đẩy tương tác trong các hoạt động kinh tế - xã hội và liên kết phát triển.
Phát triển không gian đô thị gắn với tổ chức hệ thống giao thông công cộng; kết nối thuận lợi với mạng lưới giao thông quốc gia, quốc tế tạo lập hành lang lưu thông và phát triển kinh tế đô thị.
Cấu trúc không gian Thành phố phát triển theo 06 phân vùng gồm: Phân vùng trung tâm và các phân vùng phía Đông, phía Tây, phía Bắc, phía Nam và phía Đông Nam. Mỗi phân vùng được cấu trúc theo hướng đa chức năng, gắn với các khu vực trọng điểm phát triển có vai trò trung tâm vùng, quốc gia và quốc tế nhằm tạo cơ hội việc làm và môi trường sống có chất lượng cao. Tổ chức không gian các phân vùng gắn với tổ chức hệ thống giao thông công cộng.
Cụ thể 6 phân vùng gồm:
1. Phân vùng đô thị trung tâm (khu vực nằm phía trong đường Vành đai 2 và nằm phía Bắc kênh Đôi, kênh Tẻ);
2. Phân vùng phía Đông (thành phố Thủ Đức hiện nay - dự kiến phát triển thành phân vùng đô thị Thủ Đức);
3. Phân vùng phía Tây (gồm khu vực phía Bắc phân vùng đô thị trung tâm và một phần khu vực phía Nam - phần nằm phía Tây sông Cần Giuộc của huyện Bình Chánh và phần phía Tây Quốc lộ 1 thuộc quận Bình Tân hiện nay- dự kiến phát triển thành phân vùng đô thị Bình Chánh);
4. Phân vùng phía Bắc (gồm huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn và phần phía Bắc Quốc lộ 1 thuộc Quận 12 hiện nay - dự kiến phát triển thành phân vùng đô thị Củ Chi - Hóc Môn);
5. Phân vùng phía Nam (gồm khu vực phía Nam Kênh Đôi thuộc Quận 8, khu vực phía Đông sông Cần Giuộc thuộc huyện Bình Chánh, Quận 7 và huyện Nhà Bè hiện nay - dự kiến phát triển thành phân vùng đô thị Quận 7 - Nhà Bè);
6. Phân vùng phía Đông Nam (gồm toàn bộ huyện Cần Giờ hiện nay - dự kiến phát triển thành phân vùng đô thị Cần Giờ).
-
Hé lộ 6 phân vùng phát triển mới của TP.HCM
UBND TP.HCM vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng về việc trình phê duyệt Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Trong đó, TP.HCM định hướng phát triển đô thị đa trung tâm với 6 phân vùng là hạt nhân.
-
Nóng trong tuần: Quy hoạch TP.HCM với định hướng đô thị toàn cầu
TP.HCM phát triển chia 3 tiểu vùng đô thị với 10 trục không gian; Thông tin mới về dự án mở rộng tuyến cao tốc huyết mạch nối TP.HCM với ĐBSCL; Đề xuất hơn 12.800 tỷ đồng xây 5,5km đường trên cao từ ngã tư Vũng Tàu đến nút giao Cổng 11; Đường Vành đai sân bay Cần Thơ chính thức thông xe... là những thông tin nóng trong tuần qua.
-
Quy hoạch TP.HCM và Hà Nội khó hoàn thành trong năm nay
Đại biểu chất vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nguyên nhân của việc chậm trễ trong các quy hoạch và giải pháp cho vấn đề này trong phiên chất vấn sáng ngày 6/11.








-
"Siêu" dự án của Lotte trên đất vàng Thủ Thiêm được duyệt giá đất 16.190 tỷ đồng
Khu phức hợp thông minh Thủ Thiêm Eco Smart (Lotte Eco Smart City) của Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) đã được duyệt giá đất, theo Tuổi Trẻ.
-
Hơn 6.000 căn hộ sẽ gia nhập thị trường nhà ở TP.HCM trong 6 tháng cuối năm
Trong 6 tháng cuối năm nay, nguồn cung nhà ở tại TP.HCM được dự báo vẫn còn hạn chế với khoảng hơn 6.000 căn hộ và hơn 800 căn nhà thấp tầng mở bán mới.
-
Bước đầu xác định nguyên nhân gây cháy cư xá Độc Lập
Theo Công an TP.HCM, chủ hộ tại cư xá Độc Lập tự đấu nối nguồn điện cho các thiết bị tiêu thụ tại tầng trệt gây hỏa hoạn khiến 8 người ở tử vong.