Không có quy trình riêng cho nhà ở xã hội
Trong một sự kiện gần đây, ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Lê Thành, cho biết hiện các dự án nhà ở xã hội vướng vì lý do không có quy trình riêng cho dự án nhà ở xã hội và vẫn đang theo quy trình của dự án nhà ở thương mại.
Vì tất cả các dự án nhà ở xã hội đều được ưu đãi hệ số sử dụng đất là 2,5 lần. Như vậy, khi hệ số này tăng lên, đồng nghĩa với việc tăng diện tích sàn, tăng số dân tại dự án. Tuy nhiên, theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, dự án tại khu đất không phù hợp với quy hoạch chung (quy định của Nghị định 31 tại điểm c, Khoản 7, Điều 31), nên không thể cấp giấy phép đầu tư.
“Chúng tôi tiếp tục gửi hồ sơ qua Sở Quy hoạch và Kiến trúc và UBND quận, huyện để điều chỉnh, nhưng quận huyện lại cho rằng vì dự án chưa chấp thuận đầu tư nên không thể điều chỉnh được. Do đó, hồ sơ dự án chạy vòng vèo và bị kẹt mấy năm, đến nay chưa giải quyết được”, ông Nghĩa cho biết.
Đến nay cả nước đã hoàn thành 301 dự án nhà ở xã hội. Ảnh minh họa
Không chỉ ở góc độ doanh nghiệp, câu chuyện giải quyết nhu cầu về nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp là vấn đề được cử tri nhiều tỉnh thành quan tâm. Trong văn bản trả lời đại biểu Quốc hội về giải pháp giải quyết nhu cầu về nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, Bộ Xây dựng thừa nhận dù đã đạt được một số kết quả song vẫn khó khăn, vướng mắc dẫn đến nhiều đối tượng khó khăn trong việc tiếp cận nhà ở xã hội.
Về giải pháp, Bộ Xây dựng cho biết đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030.
Để giải quyết, một số khó khăn vướng mắc liên quan đến chính sách nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng hiện đang chủ trì nghiên cứu, sửa đổi Luật Nhà ở 2014, trong đó đã nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các chính sách về đất đai, lựa chọn chủ đầu tư, ưu đãi, giảm bớt thủ tục hành chính… để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới.
Hai điểm then chốt để phát triển nhà xã hội
Theo HoREA, để thực hiện thành công chính sách nhà ở xã hội thì phải có hai chính sách quan trọng. Đầu tiên là chính sách tín dụng hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi dài hạn cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội. Thứ hai, phải có quỹ đất theo quy hoạch để phát triển nhà ở xã hội.
Muốn tạo quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội thì phải có sự hợp lực của Nhà nước và các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại thông qua hai kênh.
Đầu tiên, Nhà nước thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn bằng nguồn vốn ngân sách trích 10% số thu tiền sử dụng đất và nguồn tài chính của chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước để phát triển nhà ở xã hội.
Thứ hai, doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại các khu vực quy hoạch phát triển nhà ở xã hội để có quỹ đất thực hiện dự án nhà ở xã hội, hoặc doanh nghiệp sử dụng quỹ đất sẵn có để thực hiện dự án nhà ở xã hội.
HoREA cho rằng, nếu bỏ quy định các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại phải thực hiện nghĩa vụ góp phần phát triển nhà ở xã hội theo quy định của Chính phủ thì khó có thể thực hiện được mục tiêu đến năm 2025 phát triển 570.000 căn nhà ở xã hội, đến năm 2030 phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội.
“Như vậy sẽ làm cho giấc mơ của đông đảo người dân là người thu nhập thấp đô thị, công nhân, lao động, cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ lực lượng vũ trang muốn được mua, thuê mua nhà ở xã hội ngày càng xa vời”, ông Châu cho biết.
Hiệp hội đề xuất Nghị định của Chính phủ sau khi có Luật Nhà ở (mới) sẽ quy định phương thức thực hiện nghĩa vụ của “các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại phải có trách nhiệm đóng góp nghĩa vụ tài chính để góp phần phát triển nhà ở xã hội” và sau khi hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước thì chủ đầu tư được bán toàn bộ sản phẩm của dự án nhà ở thương mại.
“Chủ đầu tư nộp thêm vào ngân sách nhà nước một khoản tiền tương đương 20% tiền sử dụng đất của dự án nhà ở thương mại đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”, ông Châu đề xuất
Bên cạnh việc Nhà nước kiểm soát chặt chẽ giá thành, giá bán nhà ở xã hội thì chính sách quan trọng nhất, thiết thực nhất đối với người mua, thuê mua nhà ở xã hội là được hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi dài hạn tối đa không quá 25 năm.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến nay cả nước đã hoàn thành 301 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị, quy mô xây dựng khoảng 155.800 căn, với tổng diện tích hơn 7.780.000 m2. Đang tiếp tục triển khai (bao gồm các dự án đã được chấp thuận đầu tư và đang triển khai đầu tư xây dựng) 401 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 454.360 căn, với tổng diện tích khoảng 22.720.000 m2. |
-
Bộ Xây dựng “gỡ” thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/1, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết việc thực hiện dự án đầu tư nhà ở xã hội đã được phân cấp và giao cho các địa phương toàn quyền quyết định thực hiện các thủ tục đầu tư.
-
Nhà ở xã hội đã có Giấy chứng nhận nhưng chưa đủ 5 năm thì có được bán cho người khác?
Xin hỏi, mua nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm, có Giấy chứng nhận thì có được bán cho người khác? Có phải nộp tiền sử dụng đất khi bán lại nhà ở xã hội sau thời hạn 5 năm?
-
Nhà ở xã hội có được dùng làm tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng?
Xin hỏi, đối tượng được mua NOXH thì có được dùng NOXH để thế chấp vay vốn ngân hàng?
-
TP.HCM xây dựng khung giá cho thuê nhà ở xã hội, giá cao nhất dự kiến 235.000 đồng/m2/tháng
UBND TP.HCM có dự thảo quyết định ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân được đầu tư xây dựng theo dự án; giá cho thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp trên địa bàn....