Theo Nghị định 91 về xử phạt vi phạm hành chính đất đai thì chỉ quy định về tự ý chuyển mục đích sang đất nông nghiệp, trong khi đất nuôi chim yến/đất chăn nuôi thì được coi là đất nông nghiệp khác. Trong NĐ 91 không có quy định về hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất nông nghiệp khác? Vậy đối với những trường hợp này xử lý như thế nào?
Hình minh họa
Minh Nhật (Phú Yên)
Trả lời:
Tại khoản 7 Điều 3 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi có nêu khái niệm về nhà yến: “nhà yến là công trình xây dựng mới hoặc cải tạo để nuôi chim yến”, nên công dụng của nhà yến là để nuôi chim yến, là công trình chăn nuôi nên đất nhà yến là đất nông nghiệp khác (không phải là đất thổ cư).
- Theo quy định tại Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng: “Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử văn hoá” thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng”.
Vì vậy, nhà yến được xây dựng ở nông thôn và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng.
Theo thông tin từ Tổng cục quản lý đất đai, hành vi tự ý xây dựng nhà nuôi yến trên đất nông nghiệp xâm phạm khách thể quản lý của 2 luật: Luật đất đai và Luật Xây dựng.
Theo quy định của Luật Đất đai, các Điều từ 9 đến 12 quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP chỉ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với các hành vi chuyển mục đích sử dụng đất mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai năm 2013.
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
Các trường hợp sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích nông nghiệp khác nhưng không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải thực hiện đăng ký biến động quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư số 09/2019/TT-BTNMT.
Hành vi xây dựng trên còn phải chịu xử lý của Luật Xây dựng, bạn đọc tham khảo thêm các các quy định của Luật Xây dựng.
-
Có được xây nhà trên đất nông nghiệp?
Tôi có mua một nền đất thuộc loại đất nông nghiệp trồng cây lâu năm. Đất này nằm trong quy hoạch đất ở nông thôn. Xin hỏi, tôi muốn xây nhà mà không chuyển đổi mục đích sử dụng đất có được không?