Các trường hợp được hưởng chế độ ốm đau
Theo Thông tư, các trường hợp được xem xét giải quyết hưởng chế độ ốm đau bao gồm:
1. Các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Lao động nữ trở lại làm việc trước khi hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật Bảo hiểm xã hội; cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng không nghỉ việc theo quy định tại khoản 6 Điều 53 của Luật Bảo hiểm xã hội;
Lao động nữ nhờ mang thai hộ, người chồng của lao động nữ nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng không nghỉ việc theo quy định tại Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội; người lao động trong thời gian được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định tại khoản Điều 37 của Luật Bảo hiểm xã hội thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Thời gian hưởng chế độ ốm đau
Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong năm 2025 theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Bảo hiểm xã hội không bao gồm thời gian đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đối với trường hợp bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày trước ngày 01/7/2025.
Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Bảo hiểm xã hội không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được căn cứ vào nghề, công việc hoặc nơi làm việc của người lao động tại thời điểm người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.
Trường hợp người lao động nghỉ việc thuộc các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật Bảo hiểm xã hội mà có thời gian nghỉ việc trùng với thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật về lao động hoặc nghỉ việc hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật chuyên ngành khác hoặc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì thời gian trùng không được tính để hưởng chế độ ốm đau; thời gian nghỉ việc không trùng với thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật về lao động hoặc nghỉ việc hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật chuyên ngành khác hoặc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được tính hưởng chế độ ốm đau theo quy định.
Trường hợp người lao động có thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của năm nào tính vào thời gian hưởng chế độ ốm đau của năm đó.
Cách tính trợ cấp ốm đau
1. Mức hưởng trợ cấp ốm đau của người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 và Điều 44 của Luật Bảo hiểm xã hội được tính như sau:
Trong đó: - Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định khoản 1 Điều 45 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Tháng tham gia trở lại theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật Bảo hiểm xã hội là tháng tham gia bảo hiểm xã hội trở lại sau khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
- Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và không bao gồm thời gian trùng với thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật về lao động hoặc nghỉ việc hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật chuyên ngành khác hoặc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Mức hưởng trợ cấp ốm đau của người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 43 của Luật Bảo hiểm xã hội được tính như sau:
Trong đó: - Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Bảo hiểm xã hội.
- Tỷ lệ hưởng chế độ (%) được tính bằng 65% nếu đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 30 năm trở lên; bằng 55% nếu đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; bằng 50% nếu đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 15 năm.
- Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và không bao gồm thời gian trùng với thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật về lao động hoặc nghỉ việc hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật chuyên ngành khác hoặc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Mức hưởng trợ cấp ốm đau của người lao động đang hưởng trợ cấp ốm đau không được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở, mức tham chiếu, mức lương tối thiểu vùng.
- Ngày làm việc để làm cơ sở xác định thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động là thời giờ làm việc bình thường trong một ngày mà người lao động phải làm việc cho người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động và nội quy lao động hoặc quy định của pháp luật. Riêng đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị định 158/2025/NĐ-CP và điểm n khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội thì ngày làm việc để làm cơ sở xác định thời gian hưởng chế độ ốm đau là thời giờ làm việc bình thường trong một ngày do người lao động đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội khi đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không quá 08 giờ.
-
Từ 1/7, người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ cao nhất tới 50%, thời gian tối đa 10 năm
Chính phủ ban hành Nghị định số 159/2025/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội, trong đó quy định rõ mức hỗ trợ và đối tượng được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
-
Quy định mới về bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1/7
Từ ngày 1/7, Nghị định số 158/2025/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc chính thức có hiệu lực.
-
Từ 01/7/2025, chủ hộ kinh doanh không đóng BHXH bắt buộc bị phạt tới 75 triệu đồng?
Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 01/7/2025, chủ hộ kinh doanh thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, nếu không tham gia sẽ bị xử phạt. Vậy quy định cụ thể thế nào?








-
Từ 1/7: Điều kiện hưởng lương hưu, chế độ hưu trí thế nào theo quy định mới nhất?
Từ 1/7, Thông tư số 12/2025/TT-BNV có hiệu lực, quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hằng tháng; chế độ hưu trí,......
-
Quy định mới về bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1/7
Từ ngày 1/7, Nghị định số 158/2025/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc chính thức có hiệu lực.
-
Quy định chi tiết thời điểm, điều kiện hưởng lương hưu theo đề xuất mới
Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định chi tiết thời điểm hưởng lương hưu, việc tính, việc xác định điều kiện hưởng đối với từng trường hợp để giải quyết chế độ hưu trí theo quy định tại khoản 4 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội....