Hộ kinh doanh bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ 01/6/2025
Nhóm này bao gồm: trung tâm thương mại, siêu thị, cơ sở bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và các loại xe có động cơ khác), nhà hàng, quán ăn, khách sạn, dịch vụ vận tải hành khách, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, chiếu phim, nghệ thuật, vui chơi, giải trí và các dịch vụ phục vụ cá nhân khác theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Các hộ kinh doanh thuộc các lĩnh vực nêu trên sẽ phải triển khai hóa đơn điện tử nếu đáp ứng ít nhất một trong ba tiêu chí sau:
(1) Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có mức doanh thu hàng năm trên 01 tỷ;
(2) Hộ kinh doanh có sử dụng máy tính tiền;
(3) Hộ kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai.
Một nhóm đối tượng khác cũng bắt buộc phải áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là các hộ kinh doanh đã đăng ký sử dụng loại hóa đơn này từ trước năm 2024, nhưng đến nay vẫn chưa kết nối, chưa chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, hoặc sử dụng không đầy đủ theo quy định.
Nguyên tắc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau:
- Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế;
- Không bắt buộc có chữ ký số;
- Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn (hoặc sao chụp hóa đơn hoặc tra thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn) được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.
* Nội dung của hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
- Tên, địa chỉ, mã số thuế người bán;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế/số định danh cá nhân/số điện thoại của người mua theo quy định (nếu người mua yêu cầu);
- Tên hàng hóa, dịch vụ, đơn giá, số lượng, giá thanh toán. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ phải ghi rõ nội dung giá bán chưa thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán có thuế giá trị gia tăng;
- Thời điểm lập hóa đơn;
- Mã của cơ quan thuế hoặc dữ liệu điện tử để người mua có thể truy xuất, kê khai thông tin hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.
Người bán gửi hoá đơn điện tử cho người mua bằng hình thức điện tử (tin nhắn, thư điện tử và các hình thức khác) hoặc cung cấp đường dẫn hoặc mã QR để người mua tra cứu, tải hóa đơn điện tử.
(Khoản 2, 3 Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP))
Như vậy, Nghị định 70 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/2025. Do đó, chậm nhất đến ngày 30/5/2025, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh cần chủ động liên hệ với các đơn vị cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử để hoàn tất đăng ký hoặc thực hiện thay đổi hình thức sử dụng hóa đơn, nhằm đảm bảo tuân thủ đúng quy định khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
-
11 trường hợp hóa đơn điện tử không cần đủ nội dung từ ngày 01/6/2025
Về nguyên tắc, hóa đơn điện tử phải đầy đủ các nội dung theo quy định; tuy nhiên, 11 trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết có đầy đủ nội dung (theo khoản 14 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 01/6/2025).
-
Tất cả cửa hàng xăng dầu áp dụng hóa đơn điện tử trước ngày 15/3/2025
Tổng cục thuế vừa yêu cầu các cục thuế trên cả nước phải đảm bảo 100% cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu hoàn thành việc áp dụng hóa đơn điện tử trước ngày 15/3/2025.
-
Đến 15/6, cửa hàng vàng không có hóa đơn điện tử sẽ bị rút giấy phép
Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng. Đến ngày 15/6 tới, đơn vị nào không thực hiện hoá đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng thì rút giấy phép.






