Hiện nay, Nghị định 74/2024/NĐ-CP Chính phủ quy định tiền lương tổi thiểu từ ngày 1/7/2024 áp dụng theo 4 vùng:
- Vùng I là 4,96 triệu đồng/tháng;
- Vùng II là 4,41 triệu đồng/tháng;
- Vùng III là 3,86 triệu đồng/tháng;
- Vùng IV là 3,45 triệu đồng/tháng.
Nguyên tắc phân vùng lương tối thiểu vùng là việc phân chia các địa bàn thành các vùng khác nhau, dựa trên những tiêu chí cụ thể để áp dụng mức lương tối thiểu phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, mức sống và chi phí sinh hoạt tại từng địa phương.
Liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính: Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP thì việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
- Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
- Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP.
Như vậy, tùy trường hợp cụ thể mà người lao động sẽ được áp dụng mức lương tối thiểu khác nhau khi sắp xếp đơn vị hành chính.
Theo kế hoạch triển khai nhiệm vụ công tác tháng 3/2025, Bộ Nội vụ cũng sẽ tập trung chuẩn bị nội dung về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu, đặc biệt liên quan đến phân vùng lương tối thiểu để phù hợp với thay đổi về địa bàn hành chính khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính.
Việc xây dựng lại các quy định về tiền lương, phụ cấp phải được thực hiện song song với tiến độ tham mưu sắp xếp đơn vị hành chính để có phương án triển khai trước, tránh ảnh hưởng đến chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
-
Ngày 15/03/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
-
Sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước: Người dân có phải đổi giấy tờ tùy thân?
Xin hỏi, khi cơ quan cấp giấy tờ tinh gọn, sắp xếp lại thì người dân có phải đi đổi lại giấy tờ tùy thân?
-
Sắp xếp lại đơn vị hành chính, có phải đổi sổ đỏ?
Nhiều người thắc mắc khi sắp xếp lại đơn vị hành chính tức là địa chỉ của thửa đất đã thay đổi thì có phải đổi lại sổ đỏ?








-
TP.HCM khi sáp nhập Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu có thể trở thành trung tâm kinh tế tầm khu vực
TP.HCM đang chuẩn bị bước vào một thời khắc lịch sử khi đề án sáp nhập với hai tỉnh liền kề là Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu đã được HĐND thành phố thông qua và trình Chính phủ trước ngày 1/5. Nếu được chấp thuận, siêu đô thị mới mang tên TP.HCM sẽ...
-
Đề xuất "giải thể" cấp huyện, tinh gọn Viện kiểm sát từ 4 xuống 3 cấp
Tại phiên họp sáng 8/5, Quốc hội bắt đầu xem xét dự thảo Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân (sửa đổi) với một trong những thay đổi lớn nhất: tinh gọn hệ thống Viện kiểm sát từ 4 cấp xuống còn 3 cấp, gồm Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao, VKSND ...
-
Thị xã cao nhất Việt Nam sẽ chuyển sang mô hình mới
Theo kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, bắt đầu từ ngày 1/7/2025, Sa Pa sẽ chia tay danh xưng "thị xã" để chuyển sang mô hình mới – từ 16 xã, phường rút gọn chỉ còn 1 phường và 5 xã.