Một trong những điểm đáng chú ý của Nghị định này là việc tăng mạnh mức xử phạt đối với hành vi không mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với nhà chung cư và nhà ở tập thể, nhằm tăng cường trách nhiệm trong công tác phòng cháy chữa cháy tại khu dân cư. Cụ thể, theo quy định mới:
Thứ nhất, phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi không mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với:
- Nhà chung cư, nhà ở tập thể cao từ 05 tầng đến dưới 07 tầng; hoặc
- Có tổng diện tích sàn xây dựng từ 1.000 m² đến dưới 3.000 m².
Thứ hai, phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi không mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với:
- Nhà chung cư, nhà ở tập thể cao từ 07 tầng trở lên; hoặc
- Có tổng diện tích sàn xây dựng từ 3.000 m² trở lên.
Đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân vi phạm; trong trường hợp tổ chức vi phạm, mức phạt sẽ tăng gấp đôi, tức là có thể lên đến 100 triệu đồng.
Ảnh minh họa
So với quy định hiện hành tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP, mức phạt tối đa cho hành vi này chỉ dừng lại ở 40 triệu đồng. Việc điều chỉnh tăng mức phạt trong Nghị định 106/2025/NĐ-CP cho thấy quyết tâm siết chặt quản lý nhà chung cư, nhà cao tầng về công tác phòng cháy chữa cháy, đặc biệt trong bối cảnh nhiều vụ cháy nghiêm trọng gần đây đã để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản.
Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là hình thức bảo hiểm nhằm góp phần bù đắp thiệt hại về tài sản và tính mạng của người dân nếu không may xảy ra cháy nổ, đồng thời giúp san sẻ rủi ro về tài chính cho các bên liên quan. Đối tượng phải tham gia loại bảo hiểm này bao gồm nhà chung cư, nhà tập thể, cơ sở sản xuất, kinh doanh, và một số loại công trình có nguy cơ cháy, nổ cao khác theo quy định của pháp luật.
Người dân sinh sống tại các khu chung cư cần lưu ý nắm bắt quy định mới này để chủ động mua bảo hiểm cháy, nổ đúng thời hạn, tránh bị xử phạt và đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng. Đồng thời, Ban quản lý nhà chung cư cũng cần tích cực rà soát, nhắc nhở cư dân thực hiện nghĩa vụ tham gia bảo hiểm, nhằm góp phần phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại do sự cố cháy nổ có thể xảy ra.
-
TP.HCM rà soát 10.000 chung cư mini, nhà trọ phát hiện hơn 1.500 trường hợp vi phạm cháy nổ
Công an TP.HCM đã tổ chức kiểm ra, rà soát 10.000 chung cư mini, nhà trọ trên địa bàn thành phố. Trong đó, phát hiện 1.541 cơ sở vi phạm an toàn về phòng cháy chữa cháy. Công an xử phạt số tiến hơn 2,4 tỉ đồng, đình chỉ hoạt động 6 cơ sở.
-
TP.HCM chỉ đạo khẩn tổng rà soát nguy cơ cháy nổ chung cư mini, nhà trọ đông người trên địa bàn
UBND TP.HCM chỉ đạo tổng rà soát công tác an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) các cơ sở nhà trọ, nhà ngăn phòng cho thuê, chung cư mini trên địa bàn trong tháng 10/2023. Nếu có vi phạm, đình chỉ hoạt động, xử lý nghiêm.
-
Phòng chống cháy nổ hiệu quả với vật liệu kính chống cháy EI, E
Nhờ khả năng chống cháy, ngăn chặn lửa, khói và khí độc, các dòng sản phẩm kính chống cháy EI, E đang được nhiều công trình ưa chuộng, giúp hạn chế được tác hại khi xảy ra sự cố cháy nổ.








-
TPHCM: Tạm dừng hoạt động 344 nhà trọ, nhà ngăn phòng cho thuê không đảm bảo PCCC
Công an TP.HCM tham mưu chính quyền địa phương ban hành các quyết định tạm dừng hoạt động 344 nhà trọ, nhà ngăn phòng cho thuê không đảm bảo an toàn PCCC theo Chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ....
-
Xây “chuồng cọp” ở nhà chung cư: Có thể bị phạt đến 80 triệu đồng
Trong nhiều năm qua, tình trạng người dân tự ý cơi nới, xây dựng “chuồng cọp” tại các khu chung cư, đặc biệt là các khu tập thể cũ, vẫn diễn ra phổ biến. Hành vi này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn tiềm ẩn nhiều hiểm họa nghiêm trọng, đặc biệ...
-
Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy chung cư làm 8 người chết tại TP.HCM
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký văn bản hỏa tốc về vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng tại chung cư Độc Lập, đường Độc Lập, phường Phú Thọ Hòa, TP.HCM.