15/05/2020 9:09 AM
CafeLand – Để đảm bảo việc hoàn thiện nội thất tạo không gian sống đẹp, tiện nghi và phù hợp với khả năng tài chính, bạn cần chọn được đơn vị thi công nội thất chuyên nghiệp. Khi đó, hợp đồng thi công nội thất được tạo lập, đây chính là cơ sở pháp lý để hai bên đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ và quyền lợi của mình.

Hợp đồng thi công nội thất

Hợp đồng có thể được giao kết giữa cá nhân với đơn vị công ty tư vấn thiết kế nội thất hoặc với chủ đầu tư công tình với công ty thiết kế nội thất nằm thỏa thuận các vấn đề liên quan đến việc thiết kế - thi công nội thất công trình cụ thể.

Hiện nay có 2 hình thức thiết kế thi công nội thất phổ biến gồm:

Hợp đồng thiết kế, thi công trọn gói: Bao gồm các công việc thiết kế và thi công lắp đặt theo mẫu, ký kết hợp đồng cung cấp trang thiết bị nội thất từ từ đầu tới cuối.

Hợp đồng thi công lắp đặt nội thất theo thiết kế có sẵn: Loại hợp đồng này có nội dung công việc là thi công theo thiết kế nội thất có sẵn có thể kèm theo việc mua bán nội thất theo thiết kế hoặc không.

Nội dung cơ bản cần có trong hợp đồng thi công nội thất

1. Thông tin về cơ sở pháp lý và thỏa thuận hợp đồng thi công nội thất.

2. Thông tin về các chủ thể, đại diện tham gia ký kết và có trách nhiệm thực thi hợp đồng:

Chủ thể hợp đồng là cá nhân: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND (thẻ căn cước), ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ, thông tin liên hệ.

Chủ thể hợp đồng là tổ chức: Tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, số tài khoản, điện thoại...

3. Nội dung hợp đồng: Các công việc thiết kế hoặc thi công rõ ràng (thiết kế cái gì, ở đâu, diện tích, mặt bằng, yêu cầu của chủ đầu tư, loại vật liệu (nếu có)...). Yêu cầu: có bản vẽ thiết kế hoạch thiện 3D, mặt bằng bố trí nội thất…

Công bố số liệu cụ thể về các vật liệu nội thất, chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, báo giá vật liệu… kèm theo hợp đồng để chủ đầu tư phê duyệt.

Phụ thuộc vào hợp đồng là thiết kế hay thi công mà yêu cầu của bên thuê dịch vụ sẽ khác, điều này sẽ phù thuộc vào nội dung công việc để các bên thỏa thuận với nhau.

Hợp đồng có hạng mục thi công thì vật liệu bên nào mua, yêu cầu mua hộ vật liệu sẽ cần báo giá chủ đầu tư hay không...

4. Giá trị hợp đồng và hình thức thanh toán

Số tiền thuê thiết kế, thuê thi công tính theo phương thức nào?

Hình thức thanh toán tiền mặt hay chuyển khoản, thanh toán trước hay sau, tạm ứng bao nhiêu %, hoàn thiện thanh toán 100% hay có phí bảo hành.

5. Thời gian thi công: thời điểm bắt đầu và kết thúc, các trường hợp bất khả kháng kéo dài thời hạn…

6. Điều khoản quyền và nghĩa vụ của các bên: bên A mua vật liệu hay bên B, hỗ trợ mặt bằng, thủ tục giấy tờ xin phép thi công…

7. Giải quyết tranh chấp hợp đồng

8. Bồi thường thiệt hại và phạt hợp đồng: các điều kiện bồi thường và phạt vi phạm hợp đồng nếu phát sinh.

9. Hiệu lực của hợp đồng (các bên ký đầy đủ và hợp đồng, phụ lục (nếu có)).

Với những nội dung của hợp đồng ngày các bên có thể thỏa thuận thêm nhiều điều khoản nếu có nhu cầu để đảm bảo thực hiện đúng, tốt mục đích của hợp đồng thi công nội thất.

Dowload mẫu Hợp đồng thi công nội thất cơ bản nhất tại đây.

  • Mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở, nhà cấp 4 mới nhất

    Mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở, nhà cấp 4 mới nhất

    CafeLand – Hợp đồng xây dựng nhà ở là loại hợp đồng sử dụng rất phổ biến trong thi công các công trình có mục đích để ở, nhà ở dân dụng; thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình xây dựng nhà ở.

Châu An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.