Trả lời:
Hợp đồng mua bán nhà đất bằng giấy tay là thỏa thuận mua bán giữa các bên nhưng không được công chứng, chứng thực, không đảm bảo về tính pháp lý.
Theo khoản 1 Điều 211 Luật Đất đai 2013 thì Luật Đất đai, từ ngày 01/7/2014 đến nay, khi chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải lập hợp đồng và được công chứng hoặc chứng thực, nếu không công chứng hoặc chứng thực thì hợp đồng vô hiệu (hợp đồng không có hiệu lực).
Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:
“Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”.
Theo đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (chỉ có đất), hợp đồng chuyển nhượng nhà đất không công chứng hoặc chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong hợp đồng thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng đó.
Như vậy, khi chuyển nhượng đất hoặc chuyển nhượng nhà đất thì hợp đồng chuyển nhượng phải công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong hợp đồng thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực.
Tuy nhiên, thực tế việc yêu cầu Tòa án công nhận hiệu lực mất nhiều thời gian và phức tạp.
Mua bán nhà đất bằng giấy viết tay trước ngày 01/07/2014
Theo quy định tại Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật đất đai năm 2013 (sửa đổi bởi Khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP), có 02 trường hợp mua bán nhà đất bằng giấy viết tay, hoặc ký kết hợp đồng không công chứng không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất mà chỉ thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật:
- Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01/01/ 2008;
- Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 01/01/2008 đến trước ngày 01/7/2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Như vậy, việc mua bán nhà đất bằng giấy viết tay không hợp pháp trừ trường hợp một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch và trừ trường hợp mua bán nhà đất bằng giấy viết tay trước ngày 01/07/2014 theo quy định tại Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
>>Kinh nghiệm mua nhà giấy viết tay an toàn, đúng luật
-
Có được cấp sổ đỏ cho đất mua bán bằng giấy tay từ năm 2012?
Gia đình tôi có mua một mảnh đất của hàng xóm bằng giấy viết tay vào năm 2012, đã xây nhà kiên cố vào năm 2013, không có tranh chấp cũng như kê biên thế chấp,… Trong thôn cũng có nhiều trường hợp mua đất và xây nhà như vậy.
-
Có được cấp sổ đỏ cho đất mua bán bằng giấy tay từ năm 2012?
Gia đình tôi có mua một mảnh đất của hàng xóm bằng giấy viết tay vào năm 2012, đã xây nhà kiên cố vào năm 2013, không có tranh chấp cũng như kê biên thế chấp,… Trong thôn cũng có nhiều trường hợp mua đất và xây nhà như vậy. ...
-
Một phút tin cò, hợp đồng nhà đất cầm tay mà mất bay 350 triệu
Chưa đầy một tuần, người mua đã mất số tiền 350 triệu đồng chỉ vì tin vào môi giới nhà đất. Cơn sốt đất ven đô khiến không ít người dân vội xuống tiền mà không dành thời gian tìm hiểu. ...
-
Nhiều rủi ro khi mua nhà đất qua vi bằng
CafeLand – Không ít người mua nhà lầm tưởng vi bằng do thừa phát lại lập là một hợp đồng mua bán nhà. Sự ngộ nhận ấy dẫn đến nhiều hệ lụy và có nguy cơ mất trắng khi xảy ra tranh chấp.