Theo Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai, trường hợp đã nộp hồ sơ đề nghị giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trước ngày 01/7/2025 nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì thực hiện như sau:
- Trường hợp thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh theo quy định của pháp luật trước ngày 01/7/2025 thì nay Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật đất đai trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
- Trường hợp thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện theo quy định của pháp luật trước ngày 01/7/2025 thì nay Chủ tịch UBND cấp xã giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này.
Các hợp đồng thuê đất đã được ký trước ngày 1/7/2025 thì được tiếp tục có hiệu lực cho đến khi hết thời hạn ghi trong hợp đồng.
Hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được tiếp nhận trước ngày 01/7/2025 nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì thực hiện như sau:
- Trường hợp thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh theo quy định của pháp luật trước ngày 01/7/2025 thì nay giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật đất đai trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
- Trường hợp thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện theo quy định của pháp luật trước ngày 01/7/2025 thì nay Chủ tịch UBND cấp xã giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này.
- Đối với trường hợp các địa phương đang thực hiện xây dựng bảng giá đất để công bố và áp dụng từ ngày 01/01/2026, nay thực hiện theo mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thì UBND cấp tỉnh của đơn vị hành chính mới tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xây dựng bảng giá đất để kịp thời công bố và áp dụng từ ngày 01/01/2026 theo quy định pháp luật.
-
Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường cho biết, sau sáp nhập, các giấy tờ về đất đai còn hiệu lực vẫn tiếp tục sử dụng, chính quyền không được yêu cầu người dân chỉnh lý.
-
Sáp nhập tỉnh, người dân có phải đi cập nhật lại quê quán, giấy tờ cũ có còn giá trị?
Thủ tục hành chính sau sáp nhập tỉnh, xã là vấn đề được người dân quan tâm. Vậy, khi sáp nhập tỉnh, xã bỏ đơn vị hành chính cấp huyện, thay đổi địa chỉ quê quán thì người dân có phải đi cập nhật lại không?
-
Quy định mới về sổ đỏ khi sáp nhập tỉnh người dân cần biết
Sáp nhập tỉnh, xã sẽ làm thay đổi địa giới hành chính, tên gọi, địa chỉ. Nhiều người thắc mắc, khi đó địa chỉ ghi trên Giấy chứng nhận (sổ đỏ) sẽ thay đổi thì sổ đỏ có còn giá trị pháp lý? Người dân có bắt buộc phải đính chính thông tin trên sổ đỏ?








-
Phường rộng nhất Hà Nội sau sáp nhập có tới 4 cầu vượt sông, dân số ngang ngửa với quốc đảo phát triển bậc nhất châu Á
Từ ngày 1/7, Hà Nội chính thức vận hành bộ máy mới với 126 đơn vị hành chính cấp xã, phường sau sáp nhập. Trong số đó, phường Hồng Hà nổi bật không chỉ vì diện tích lớn nhất Thủ đô, mà còn bởi vị trí chiến lược, lịch sử lâu đời và mật độ dân cư “ngan...
-
Chính thức có bảng danh mục, mã số của 34 tỉnh thành, 3.321 cấp xã mới
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 19/2025/QĐ-TTg về Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam.
-
Danh sách 29 Thuế cơ sở và 19 Tòa án nhân dân khu vực tại TP.HCM từ 1/7
Vừa qua, Cục Thuế đã công bố 29 Thuế cơ sở tại TP.HCM kèm theo Quyết định 1377/QĐ-CT ngày 30/6/2025; Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã công bố 19 Tòa án nhân dân khu vực tại TP.HCM kèm theo Nghị quyết 81/2025/UBTVQH15 ngày 27/6/2025....