Đây được xem là cú hích chính sách mạnh mẽ nhằm khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và giúp doanh nghiệp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu. Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi này, doanh nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện nhất định.
1. Xác định đúng loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm ba nhóm: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Những doanh nghiệp này phải có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người, đồng thời đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, hoặc
- Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
Tuy nhiên, các tiêu chí này sẽ được phân nhóm cụ thể hơn dựa theo lĩnh vực hoạt động, được quy định chi tiết tại Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP.
Ảnh minh họa
2. Phân loại cụ thể theo lĩnh vực và quy mô
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được chia theo ba nhóm lĩnh vực chính: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ. Ứng với mỗi lĩnh vực là tiêu chí khác nhau về lao động, doanh thu và nguồn vốn. Cụ thể:
2.1. Doanh nghiệp siêu nhỏ
- Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
- Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ: sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
2.2. Doanh nghiệp nhỏ
- Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định nêu trên.
Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ: sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định nêu trên.
2.3. Doanh nghiệp vừa
- Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định nêu trên.
- Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ: sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định nêu trên.
Chính sách miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm đầu là động lực tài chính thiết thực để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua giai đoạn khởi nghiệp nhiều thách thức. Tuy nhiên, để tận dụng hiệu quả ưu đãi này, doanh nghiệp cần chủ động kiểm tra, đánh giá quy mô của mình theo đúng quy định, đồng thời lưu giữ hồ sơ, chứng từ kế toán minh bạch nhằm phục vụ công tác kiểm tra, xác minh của cơ quan thuế khi cần thiết.
Việc tuân thủ đầy đủ điều kiện pháp lý không chỉ giúp doanh nghiệp được hưởng ưu đãi, mà còn góp phần xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch và phát triển bền vững.
-
Nghị quyết 68-NQ/TW: “Cú hích” thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị không chỉ là một văn kiện chính sách về phát triển kinh tế tư nhân, mà còn là “cú hích thể chế lịch sử”
-
Doanh nghiệp có Nghị quyết 68 như “nắng hạn gặp cơn mưa rào”
Sáng 18/5, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện hai Nghị quyết 66 và 68 của Bộ Chính trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành thời gian lắng nghe, giải đáp một số vấn đề doanh nghiệp nêu.
-
Nghị quyết 68: Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp địa ốc?
VARS cho rằng, Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển đột phá của thị trường bất động sản trong chu kỳ mới. Trong đó, các chủ thể của thị trường sẽ được hưởng lợi đáng kể từ những thay đổi tích cực trong cách tiếp cận và thiết kế chính sách.








-
Bộ trưởng Tài chính: Sẽ có chấn chỉnh để bảo đảm hoàn thuế VAT nhanh nhất cho doanh nghiệp
Ghi nhận phản ánh của đại biểu Quốc hội về tình trạng chậm hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT), Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định sẽ có chấn chỉnh để bảo đảm thời gian hoàn thuế sớm nhất có thể cho các doanh nghiệp....
-
Nhiều đối tượng sẽ được miễn, giảm thuế TNDN, TNCN trong thời gian tới
Ngày 17/5/2025, Chính phủ ban hành Nghị quyết 139/NQ-CP kế hoạch triển khai Nghị quyết 198 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
-
Giảm thuế giá trị gia tăng đến 30/6/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày hôm nay (1/1/2025) đến hết ngày 30/6/2025....