Nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp là công trình xây dựng được đầu tư xây dựng trên phần diện tích đất dịch vụ thuộc phạm vi khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để bố trí cho công nhân, người lao động thuê lưu trú trong thời gian làm việc tại khu công nghiệp đó.
1. Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà lưu trú công nhân
Theo đó, đề xuất đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà lưu trú công nhân là: Công nhân, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; doanh nghiệp, hợp tác xã thuê nhà lưu trú công nhân để cho người lao động trong đơn vị mình thuê lại.
Doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp, doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản, chủ đầu tư được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân.
Đề xuất phát triển nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp (Ảnh minh họa)
2. Điều kiện thuê nhà lưu trú công nhân
Về điều kiện để được thuê nhà lưu trú công nhân được quy định như sau:
- Doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp thuê nhà lưu trú công nhân phải có hợp đồng thuê mặt bằng khu công nghiệp và đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp đó và phải có hợp đồng thuê, sử dụng lao động với công nhân, người lao động thuộc đối tượng hưởng chính sách nêu ở mục 1 nêu trên.
- Công nhân, người lao động nêu trên phải có hợp đồng lao động và xác nhận của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp.
- Việc xét duyệt đối tượng được thuê nhà lưu trú do chủ đầu tư thực hiện; trường hợp doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp thuê nhà lưu trú công nhân để cho công nhân thuê lại thì do doanh nghiệp đó thực hiện. Ban quản lý khu công nghiệp có trách nhiệm kiểm tra theo thẩm quyền việc xét duyệt đối tượng được thuê nhà lưu trú công nhân.
3. Hình thức phát triển nhà lưu trú công nhân
Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) cũng dành riêng một điều để quy định về hình thức phát triển nhà lưu trú công nhân. Cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp.
- Doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp đầu tư xây dựng hoặc thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp để bố trí cho công nhân của mình thuê lại.
- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp hoặc doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản để đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân và các công trình phục vụ nhu cầu ở của công nhân.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp trên địa bàn.
- Căn cứ vào nhu cầu xây dựng nhà lưu trú công nhân và điều kiện cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hỗ trợ kinh phí để xây dựng hạ tầng hoặc tổ chức xây dựng nhà lưu trú công nhân trên địa bàn.
-
Một doanh nghiệp “để mắt” đến 7 khu công nghiệp tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Chiều 7/5, ông Lê Ngọc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan đã tiếp và làm việc với Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thành Việt Nam.
-
Dự kiến có 24 KCN đến năm 2030, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu khẩn trương gỡ vướng giải phóng mặt bằng cho các dự án điện
Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc cung cấp điện trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị EVN phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan, nhanh chóng giải quyết các vướng mắc trong giải phóng mặt bằng các dự án điệ...
-
Dự kiến mở thêm 8 KCN mới, tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các địa phương khẩn trương gỡ vướng quy hoạch, mặt bằng cho các dự án điện
Theo quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã công bố, tỉnh Quảng Ninh sẽ có thêm 8 khu công nghiệp mới với tổng diện tích quy hoạch hơn 6.589 ha.