Tôi có một lô đất diện tích 100m2, có sổ đỏ. Vì vướng quy hoạch treo công viên cây xanh đã trên 10 năm nay, cũng chưa biết đến khi nào giải tỏa.
Hiện nay, đất đó vẫn bỏ hoang. Đất nằm trên đường liên khu 5-6 phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TP.HCM.
Tôi có lên quận xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng thì quận Bình Tân không cho phép. Hiện nay gia đình tôi phải đi thuê nhà ở.
Vì gia đình rất cần nơi ở nên tôi có thể xin phép xây dựng tạm được không? Nếu được thì thủ tục như thế nào? (Có nhiều gia đình khác cũng chung cảnh ngộ như tôi ở khu vực này).
nguyentien2311973@...
Trương Thị Hồng Châu – Chuyên viên tư vấn pháp lý Công ty Luật TNHH Đất Luật trả lời:
Theo Điều 7 Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp phép xây dựng và khoản 2 Điều 2 của Quyết định số 27/2014/QĐ-UBND ngày 04/8/2014 của UBND thành phố Hồ Chí Minh quy định chi tiết một số nội dung về cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thì công trình, nhà ở riêng lẻ nằm trong khu vực không phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, thiết kế đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới) được cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố, nhưng chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được xem xét cấp giấy phép xây dựng có thời hạn. Tuy nhiên, đối với những trường hợp này cần lưu ý:
- Về quy mô công trình được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn tối đa 03 tầng (không kể tầng lửng tại tầng 01 và mái che cầu thang tại sân thượng nếu có) nhưng phải hài hòa với cảnh quan kiến trúc khu vực; đảm bảo các yêu cầu quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ (đảm bảo an toàn cho công trình, công trình lân cận và các yêu cầu về: Môi trường, phòng cháy chữa cháy, hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông), hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại, các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia).
- Về thời hạn sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ: tùy thuộc vào quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 05 năm kể từ ngày 01/7/2013 hoặc kể từ ngày quy hoạch được công bố (đối với trường hợp quy hoạch được duyệt sau ngày 01 tháng 7 năm 2013). Riêng đối với những khu vực đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm, thời hạn ghi trong giấy phép xây dựng được xác định theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm, nhưng không quá 03 năm.
- Nếu trong vòng 05 năm, kể từ ngày công bố công khai quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2000 (quy hoạch phân khu) hoặc 03 năm đối với những khu vực đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm, Nhà nước thu hồi đất để thực hiện quy hoạch thì không được bồi thường, hỗ trợ vật kiến trúc được xây dựng mới trong lộ giới hoặc phạm vi quy hoạch. Sau thời hạn nêu trên, Nhà nước mới thực hiện quy hoạch thì bồi thường, hỗ trợ theo quy định hiện hành.
Căn cứ vào các quy định trên, Ông/Bà có quyền liên hệ UBND quận Bình Tân để xin được cấp giấy phép xây dựng tạm (Giấy phép xây dựng có thời hạn) để xây dựng nhà ở riêng lẻ theo các điều kiện nêu trên (không thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng nhà ở).
-
Đất nằm trong phạm vi lưu không có được cấp sổ đỏ?
Câu hỏi từ bạn đọc CafeLand có nội dung:<br/br> Nhà tôi hiện có tổng cộng là 165m2 đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có bìa xanh) vào năm 1991.
-
Thủ tục chuyển đổi công năng đất thuê sang đất ở
Câu hỏi từ bạn đọc CafeLand có nội dung:<br/br> Chào luật sư, tôi có thắc mắc về vấn đề chuyển đổi công năng đất thuê sang đất ở, mong được giải đáp giúp.
-
Đã được cấp sổ đỏ thì có phải đóng thuế chuyển đổi đất nữa không?
Câu hỏi từ bạn đọc CafeLand có nội dung:<br/br> Vào tháng 9/2005, gia đình tôi đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tổng diện tích đất ở là 461m2.
-
Có được xây phòng trọ trên đất nông nghiệp bị quy hoạch treo?
Câu hỏi từ bạn đọc CafeLand có nội dung:<br/br> Gia đình tôi sống ở phường Bình Thuận, Quận 7, Tp.HCM. Nơi đây quy hoạch treo từ năm 1998 đến nay.