Theo điểm a khoản 3 Điều 236 Luật Đất đai năm 2024, hiện nay, nếu các bên có tranh chấp đất đai mà chọn giải quyết tại Ủy ban nhân dân thì thẩm quyền thuộc về Chủ tịch UBND cấp huyện. Sau khi Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định giải quyết tranh chấp, các bên có quyền khiếu nại lên cấp tỉnh hoặc khởi kiện ra Tòa án nếu không đồng ý. Nếu không khiếu nại hay khởi kiện trong thời hạn 30 ngày, quyết định giải quyết sẽ có hiệu lực thi hành.
Tuy nhiên, theo điểm g khoản 2 Điều 5 Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai thì thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đất đai nêu trên sẽ được chuyển giao cho Chủ tịch UBND cấp xã.
Việc giao cho Chủ tịch UBND cấp xã thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai có nhiều điểm đáng lưu ý:
Thứ nhất, nội dung thẩm quyền không thay đổi, chỉ là sự điều chỉnh về cấp quản lý hành chính. Chủ tịch UBND cấp xã sẽ thay thế vai trò trước đây của Chủ tịch UBND cấp huyện, thực hiện việc ban hành quyết định giải quyết tranh chấp, và nếu cần thiết, ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, theo đúng quy định tại khoản 4 Điều 236 Luật Đất đai năm 2024.
Thứ hai, cơ chế khiếu nại và khởi kiện vẫn giữ nguyên. Nếu các bên tranh chấp không đồng ý với quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã, họ vẫn có quyền khiếu nại lên Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện ra Tòa án theo luật Tố tụng hành chính, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.
Thứ ba, việc chuyển giao này sẽ tăng trách nhiệm và vai trò của cấp xã, đòi hỏi đội ngũ cán bộ địa phương, nhất là người đứng đầu chính quyền cấp xã, phải được trang bị đầy đủ về chuyên môn pháp luật, kỹ năng hành chính và năng lực giải quyết tình huống phát sinh. Đây là thách thức lớn, đặc biệt ở những xã còn hạn chế về nguồn lực và trình độ cán bộ.
-
Giải quyết tranh chấp trong việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình?
Nhà tôi trước đây có 2 khẩu và được cấp đất nông nghiệp (đất trồng lúa) khoảng 700m2 theo Nghị định 64 của Chính phủ. Trong đó, gồm bốc thăm với diện tích khoảng 500m2 (3 thửa) và 200m2 (1 thửa) được ưu tiên chọn vị trí đối với các hộ chính sách, tàn tật.
-
Đình Lập (Lạng Sơn): Giải quyết tranh chấp đất đai cho người dân đã thuyết phục và đủ căn cứ?
Sau nhiều năm khiếu nại, vụ việc tranh chấp đất đai của gia đình ông Lô Triệu Lý, thôn Nà Phai, xã Bắc Lãng đã được ngành chức năng của tỉnh Lạng Sơn và huyện Đình Lập vào cuộc xem xét, xử lý. Tuy nhiên, theo gia đình ông Lý kết quả giải quyết của ngành chức năng huyện Đình Lập còn nhiều nội dung thiếu thuyết phục.
-
Loay hoay giải quyết tranh chấp chung cư tại Thành phố Hồ Chí Minh
Sở Xây dựng TP.HCM sẽ tăng cường kiểm tra, giải quyết dứt điểm các khiếu nại về việc chiếm dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư, giải quyết tranh chấp về kinh phí quản lý vận hành.








-
Từ 01/7, nộp đơn khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án nào?
Trước đây, đối với các tranh chấp đất đai mà không thể hòa giải thành công hoặc không thuộc diện bắt buộc phải hòa giải tại cơ sở, người dân có quyền nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp....
-
Từ 1/7, tranh chấp kinh phí bảo trì chung cư sẽ do cấp xã giải quyết
Từ ngày 01/7/2025, cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư, quản lý sử dụng kinh phí bảo trì sẽ có sự thay đổi lớn khi chính thức bỏ đơn vị hành chính cấp huyện (chuyển thẩm quyền từ UBND cấp huyện hiện nay s...
-
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã năm 2025
Từ ngày 03/4/2025, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện theo Quyết định 629/QĐ-BNNMT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Cụ thể như sau: