Tuy nhiên, các cặp đôi cũng sợ rủi ro nếu không may xảy ra hiện tượng “cơm không lành, canh không ngọt”, hai người phải chia tay thì sẽ dẫn đến rủi ro về tài sản.
Theo tôi, các cặp yêu nhau muốn cùng người yêu góp tiền để mua nhà thì cứ mạnh dạn thực hiện, việc làm này coi như đầu tư cho tương lai, các bạn chỉ cần chú ý hai điểm nêu sau để phòng ngừa rủi ro.
Thứ nhất, trên hợp đồng mua bán nhà phải đứng tên cả hai bạn (đồng chủ sở hữu) và trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cũng thực hiện như vậy.
Thứ hai, nếu tỉ lệ góp vốn không phải là 50:50 thì cần làm một hợp đồng góp vốn để mua nhà, trong đó ghi rõ ai góp vốn bao nhiêu. Hợp đồng góp vốn này nên được công chứng; trường hợp hợp đồng góp vốn là viết tay thì cần có người làm chứng nhằm đảm bảo tính chứng cứ để các bên không thể phủ nhận.
Việc làm nêu trên là bằng chứng để sau này phân chia tài sản (giá trị của căn nhà) nếu hai bên xảy ra mâu thuẫn. Như vậy, sẽ đảm bảo được quyền lợi chính đáng cho các bên.








-
7 điều quan trọng giúp bạn tránh bị “hớ” khi mua nhà
Mua nhà phố là một quyết định tài chính lớn và lâu dài. Tuy nhiên, không ít người mua, đặc biệt là người mua để ở thường có tâm lý lo sợ bị “hố giá”, tức là trả mức giá cao hơn mặt bằng chung thị trường. Chính nỗi lo này đôi khi khiến quá trình tìm m...
-
Có nên chờ giá căn hộ giảm khi Luật thay đổi?
Việc giá nhà ở, trong đó nổi bật là phân khúc căn hộ tăng phi mã trong thời gian vừa qua khiến những người có nhu cầu thực nản lòng. Trong số đó không ít người đặt kỳ vọng thị trường sẽ có xu hướng giảm giá khi các bộ luật mới có hiệu lực....
-
Tìm được nhà giá phải chăng ở Đức 'như trúng số'
Do nguồn cung khan hiếm, việc thuê căn hộ giá phải chăng hay sở hữu nhà ở xã hội tại Đức được chuyên gia đánh giá như "trúng xổ số".