Số lượng dự án "đắp chiếu" đang ngày một gia tăng.
Trong một báo cáo mới đây của Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) về tình hình thị trường bất động sản trong năm 2015 và hai tháng đầu năm 2016 cho thấy một con số đáng báo động về số lượng dự án chết ngày càng gia tăng. Theo đó, toàn thành phố hiện có 1.409 dự án, nhưng đã có đến 190 dự án bị thu hồi hoặc hủy bỏ chủ trương đầu tư hoặc hết hạn văn bản chủ trương đầu tư. Trong 1.219 dự án còn hiệu lực triển khai thì có đến 405 dự án chưa khởi công, trong số 325 dự án đã khởi công thì có tới 97 dự án đã phải tạm ngưng thi công. Như vậy, số lượng các dự án bị thu hồi, bị tạm ngưng thi công và chưa khởi công đã lên đến 692 dự án, chiếm 49,1% tổng số dự án. Đây là phần chìm của tảng băng hàng tồn kho trên thị trường bất động sản hiện nay.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, nhiều dự án bất động sản không thể triển khai được do vướng đền bù giải tỏa, có những dự án đã giải phóng mặt bằng trên 80% diện tích, thậm chí đến 98% đất dự án, nhưng phần diện tích còn lại doanh nghiệp không thể thỏa thuận đền bù được, nên rất cần có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp để sớm triển khai dự án và vừa đảm bảo lợi ích của người có đất, vừa đảm bảo lợi ích chung của xã hội.
2015 là một trong những năm đáng mừng nhất của thị trường bất động sản tại TP.HCM. Tuy nhiên, bên cạnh những con số thống kê kỷ lục về số lượng giao dịch, dự án mới bung hàng thì cùng với đó là sự tăng nhanh các dự án ngưng thi công. Theo con số thống kê, năm 2015 tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng và bất động sản cao nhất trong 7 năm trở lại đây. Cụ thể, đến cuối tháng 9.2015, dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản chiếm 8,05% tổng dư nợ tín dụng, tương ứng là 358.377 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản trong 9 tháng đầu năm 2015 đạt 14,59%, cao hơn khoảng 2,5% so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung 9 tháng đầu năm 2015.
Cảm nhận được sức nóng ngày càng tăng của thị trường bất động sản, cùng với đó là những dấu hiệu tiềm ẩn như số lượng dự án ngày càng nhiều, cung cầu lệch pha nhau và dự án chết cũng tăng nhanh nên Ngân hàng nhà nước đã có động thái nắn dòng vốn vào lĩnh vực này. Cụ thể, Thông tư 36 của Ngân hàng nhà nước đang lấy ý kiến sửa đổi sẽ được điều chỉnh theo hướng giảm mạnh trần sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn từ 60% hiện nay xuống còn 40%; và thay đổi hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản từ 150% lên 250%.
Trước những thay đổi này của Thông tư 36 đã có nhiều ý kiến trái chiều trong giới doanh nghiệp đầu tư bất động sản. Một luồng ý kiến cho rằng sự thay đổi này là quá đột ngột và sẽ gây tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản vừa mới phục hồi và sôi động trở lại. Ý kiến ngược lại đồng tình với động thái của ngân hàng khi cho rằng thị trường hiện nay đang có dấu hiệu nóng lến và tiềm ẩn nguy cơ bong bóng nên cần can thiệp để hạ nhiệt cho thị trường.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho rằng, việc sửa đổi Thông tư 36 có hai mặt tác động tới thị trường. Mặt tiêu cực có thể nhìn thấy ngay đó là việc doanh nghiệp gặp khó khăn tiếp cận nguồn vốn vay phát triển dự án, người mua nhà vay vốn để mua phải chịu lãi suất cao hơn, giao dịch trên thị trường sẽ chững lại, thậm chí sẽ khiến nhiều dự án thi công dang dở hoặc chậm tiến độ. Tuy nhiên, mặt tích cực đó là những thay đổi này sẽ kéo thị trường trở về với giá trị thực. “Việc siết van tín dụng sẽ khiến doanh nghiệp phải suy nghĩ nhiều khi phát triển dự án đúng với nhu cầu thực, ngăn sự lệch pha cung cầu ngày càng lớn, khả năng dư thừa sản phẩm cao cấp và ngăn chặn các nguy cơ tiềm ẩn bong bóng khi thị trường phát triển quá nóng”, ông Đực nói.
Khu đô thị Hà Đô (quận 2) vẫn còn rất nhiều căn nhà bỏ hoang.
Những ngôi biệt thự không người ở nhiều năm tại quận 9.
Chung cư Gia Phú (quận 9) nằm phơi sương khiến bao khách hàng khốn đốn.
Hình ảnh đáng sợ của khu chung cư An Hội (quận Gò Vấp).
Dự án 584 Lilama SHB (quận Tân Phú) cũng đang nằm bất động nhiều năm trời.
Dự án ngưng thi công trên đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh.
Đến khi nào cư dân Petrolandmak (quận 2) mới "đòi" được nhà?.
Biệt thự đại gia để dành "nuôi cỏ" tại quận 2.
Dự án chung cư BMC trên đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7) đã ngưng thi công một thời gian dài.
Nằm ở vị trí “đất vàng” trên trục đường Hàm Nghi - Tôn Đức Thắng – Võ Văn Kiệt (quận 1) dự án Saigon One Tower như một "vết thương" lâu lành trên khuôn mặt thành phố.
-
Khám phá thông tin về tuyến metro số 1: Bạn có biết?
Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) là dự án đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM, được kỳ vọng sẽ thay đổi hoàn toàn diện mạo giao thông thành phố. Hãy cùng khám phá chi tiết giá vé, lộ trình và những lợi ích mà Metro số 1 mang lại....
-
Trình Chính phủ dự án đường Vành đai hơn 122.000 tỷ đồng, quy mô “khủng” nhất khu vực phía Nam
Dự án đường Vành đai 4 có chiều dài gần 160km, tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 dự kiến hơn 122.000 tỷ đồng vừa được UBND TP.HCM gửi tờ trình Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phương án đầu tư....
-
Năm Bảy Bảy muốn rót gần 4.500 tỷ đồng cho dự án khu dân cư NBB Garden III
CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (HoSE: NBB) đã thông qua nội dung trình Đại hội cổ đông bất thường lần 1 năm 2024. Dự kiến, Đại hội sẽ được tổ chức vào ngày 11/12 tại TP. HCM.