02/01/2017 10:02 AM
Một nhóm người tự xưng là giang hồ ngang nhiên đến bao chiếm đất công tại P.Long Bình, TP. Biên Hòa (Đồng Nai), trong khi chính quyền địa phương kêu “khó cưỡng chế”.
Một góc khu đất hơn 10 ha bị bao chiếm và san ủi để xây dựng trái phép
Trong vai người lao động cần mua mảnh đất rẻ tiền để làm nhà ở, ngày 30.12, chúng tôi tìm đến khu đất nằm giáp ranh giữa 2 khu công nghiệp Loteco và Amata (thuộc hành lang an toàn lưới điện cao thế) được bao bọc bởi hàng rào bằng tôn dài hàng chục mét khá kiên cố, cổng chính khóa kín. Nhìn qua khe hở, bên trong đang được san lấp ngổn ngang. Liên hệ qua điện thoại với người tên T., một “cò” mua bán đất đai tại khu vực này, T. nói: “Mỗi lô diện tích 5 x 25 m có giá 300 triệu đồng. Đất này là đất trồng rừng, bán chỉ có giấy tay chứ không có sổ đỏ. Vài hôm nữa sẽ có khoảng 10 căn nhà bắt đầu xây ở trong đó rồi, bây giờ đất ở Long Bình giá cao lắm, không dễ mua đâu”.
Khống chế, hăm dọa lực lượng cưỡng chế
Theo UBND P.Long Bình, khu đất trên có diện tích khoảng 10 ha. Trước đây thuộc quyền quản lý của Bệnh viện 7B giao cho ông N.Q.D (ngụ P.Tam Hiệp, TP.Biên Hòa) để trồng rừng. Sau khi đường điện 220 kV đi qua thì khu đất được UBND tỉnh Đồng Nai thu hồi (quyết định ban hành ngày 30.12.2013) và giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất (PTQĐ) tỉnh Đồng Nai quản lý. “Khi nhà nước thu hồi, ông D. vẫn ở đó, không chịu bàn giao vì cho rằng chưa nhận được tiền hỗ trợ”, ông Bùi Đức Nam, Chủ tịch UBND P.Long Bình, cho hay.
Cũng theo ông Nam, ngoài ông D. còn có một số người tự xưng là “giang hồ”, như P. “tóc dài”, H. “vườn điều”… vừa đi tù về đến nhận là đất của họ để bao chiếm. “Trong khu vực này cũng đã xảy ra nhiều vụ đánh nhau vì tranh giành đất. Công an phường nhiều lần có báo cáo về tình trạng mất an ninh trật tự tại khu đất này”, ông Nam nói và cho biết các đối tượng bao chiếm đất công đã xây dựng trái phép một số công trình như nhà tạm, đào ao, chuồng trại nuôi dê, heo, gà... UBND P.Long Bình đã tiến hành cưỡng chế nhiều lần nhưng ông D. không chấp hành vì lấy cớ “chưa nhận được tiền hỗ trợ”, hiện vẫn tiếp tục trồng bạch đàn, khoai mì và nuôi dê trong đó. “Trước kia, chưa có hàng rào và các băng nhóm chiếm lĩnh thì còn cưỡng chế được. Nay ông D. cho lập hàng rào, lực lượng của phường đến thì bị các đối tượng khống chế ngay từ bên ngoài và hăm dọa nên không thể vào được”, ông Nam bức xúc. Riêng việc san ủi, rao bán đất nền ở khu đất trên, ông Nam cho hay lực lượng của phường mỏng không thể vào bên trong để kiểm tra.
Trong vai người lao động cần mua mảnh đất rẻ tiền để làm nhà ở, ngày 30.12, chúng tôi tìm đến khu đất nằm giáp ranh giữa 2 khu công nghiệp Loteco và Amata (thuộc hành lang an toàn lưới điện cao thế) được bao bọc bởi hàng rào bằng tôn dài hàng chục mét khá kiên cố, cổng chính khóa kín. Nhìn qua khe hở, bên trong đang được san lấp ngổn ngang. Liên hệ qua điện thoại với người tên T., một “cò” mua bán đất đai tại khu vực này, T. nói: “Mỗi lô diện tích 5 x 25 m có giá 300 triệu đồng. Đất này là đất trồng rừng, bán chỉ có giấy tay chứ không có sổ đỏ. Vài hôm nữa sẽ có khoảng 10 căn nhà bắt đầu xây ở trong đó rồi, bây giờ đất ở Long Bình giá cao lắm, không dễ mua đâu”.
Khống chế, hăm dọa lực lượng cưỡng chế
Theo UBND P.Long Bình, khu đất trên có diện tích khoảng 10 ha. Trước đây thuộc quyền quản lý của Bệnh viện 7B giao cho ông N.Q.D (ngụ P.Tam Hiệp, TP.Biên Hòa) để trồng rừng. Sau khi đường điện 220 kV đi qua thì khu đất được UBND tỉnh Đồng Nai thu hồi (quyết định ban hành ngày 30.12.2013) và giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất (PTQĐ) tỉnh Đồng Nai quản lý. “Khi nhà nước thu hồi, ông D. vẫn ở đó, không chịu bàn giao vì cho rằng chưa nhận được tiền hỗ trợ”, ông Bùi Đức Nam, Chủ tịch UBND P.Long Bình, cho hay.
Cũng theo ông Nam, ngoài ông D. còn có một số người tự xưng là “giang hồ”, như P. “tóc dài”, H. “vườn điều”… vừa đi tù về đến nhận là đất của họ để bao chiếm. “Trong khu vực này cũng đã xảy ra nhiều vụ đánh nhau vì tranh giành đất. Công an phường nhiều lần có báo cáo về tình trạng mất an ninh trật tự tại khu đất này”, ông Nam nói và cho biết các đối tượng bao chiếm đất công đã xây dựng trái phép một số công trình như nhà tạm, đào ao, chuồng trại nuôi dê, heo, gà... UBND P.Long Bình đã tiến hành cưỡng chế nhiều lần nhưng ông D. không chấp hành vì lấy cớ “chưa nhận được tiền hỗ trợ”, hiện vẫn tiếp tục trồng bạch đàn, khoai mì và nuôi dê trong đó. “Trước kia, chưa có hàng rào và các băng nhóm chiếm lĩnh thì còn cưỡng chế được. Nay ông D. cho lập hàng rào, lực lượng của phường đến thì bị các đối tượng khống chế ngay từ bên ngoài và hăm dọa nên không thể vào được”, ông Nam bức xúc. Riêng việc san ủi, rao bán đất nền ở khu đất trên, ông Nam cho hay lực lượng của phường mỏng không thể vào bên trong để kiểm tra.
Quản lý chồng chéo
Trước tình trạng đất công bị bao chiếm, UBND P.Long Bình đã nhiều lần gửi văn bản đề nghị UBND TP.Biên Hòa, Trung tâm PTQĐ tỉnh Đồng Nai hỗ trợ cưỡng chế và giải tỏa. Thế nhưng, trong công văn trả lời, Trung tâm PTQĐ cho rằng: “Trung tâm chỉ tiếp nhận quyết định giao đất của UBND tỉnh Đồng Nai chứ chưa bàn giao mặt bằng khu đất ngoài thực địa”. Trung tâm này cũng viện dẫn chỉ đạo của UBND tỉnh Đồng Nai (ngày 22.7.2016): “Giao cho UBND TP.Biên Hòa chủ trì, phối hợp Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh, Trung tâm PTQĐ tỉnh và các đơn vị liên quan rà soát lại quy trình, thủ tục phù hợp; chỉ đạo UBND P.Long Bình tổ chức cưỡng chế các hộ xây dựng trái phép, đào ao chăn nuôi trong phạm vi hành lang an toàn lưới điện cao thế, hoàn trả hiện trạng ban đầu”, từ đó đề nghị “UBND TP.Biên Hòa sớm chỉ đạo các phòng ban chuyên môn phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý theo chỉ đạo của UBND tỉnh”.
Ông Bùi Đức Nam phân trần: “Kỳ họp HĐND thành phố vừa rồi, tôi có nêu vấn đề về khu đất này và UBND TP.Biên Hòa chỉ đạo phải quyết liệt xử lý. Tuy nhiên, để giải quyết dứt điểm thì Trung tâm PTQĐ tỉnh Đồng Nai cần sớm phối hợp với TP.Biên Hòa và P.Long Bình giải quyết cho triệt để”.
Trong khi đó, PV Thanh Niên đã nhiều lần liên hệ với Trung tâm PTQĐ tỉnh Đồng Nai để hỏi về trách nhiệm quản lý khu đất nhưng đơn vị này đề nghị để lại nội dung cần trao đổi và sẽ trả lời sau.
Trước tình trạng đất công bị bao chiếm, UBND P.Long Bình đã nhiều lần gửi văn bản đề nghị UBND TP.Biên Hòa, Trung tâm PTQĐ tỉnh Đồng Nai hỗ trợ cưỡng chế và giải tỏa. Thế nhưng, trong công văn trả lời, Trung tâm PTQĐ cho rằng: “Trung tâm chỉ tiếp nhận quyết định giao đất của UBND tỉnh Đồng Nai chứ chưa bàn giao mặt bằng khu đất ngoài thực địa”. Trung tâm này cũng viện dẫn chỉ đạo của UBND tỉnh Đồng Nai (ngày 22.7.2016): “Giao cho UBND TP.Biên Hòa chủ trì, phối hợp Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh, Trung tâm PTQĐ tỉnh và các đơn vị liên quan rà soát lại quy trình, thủ tục phù hợp; chỉ đạo UBND P.Long Bình tổ chức cưỡng chế các hộ xây dựng trái phép, đào ao chăn nuôi trong phạm vi hành lang an toàn lưới điện cao thế, hoàn trả hiện trạng ban đầu”, từ đó đề nghị “UBND TP.Biên Hòa sớm chỉ đạo các phòng ban chuyên môn phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý theo chỉ đạo của UBND tỉnh”.
Ông Bùi Đức Nam phân trần: “Kỳ họp HĐND thành phố vừa rồi, tôi có nêu vấn đề về khu đất này và UBND TP.Biên Hòa chỉ đạo phải quyết liệt xử lý. Tuy nhiên, để giải quyết dứt điểm thì Trung tâm PTQĐ tỉnh Đồng Nai cần sớm phối hợp với TP.Biên Hòa và P.Long Bình giải quyết cho triệt để”.
Trong khi đó, PV đã nhiều lần liên hệ với Trung tâm PTQĐ tỉnh Đồng Nai để hỏi về trách nhiệm quản lý khu đất nhưng đơn vị này đề nghị để lại nội dung cần trao đổi và sẽ trả lời sau.
Tiểu Thiên (Thanh niên)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.