Trong báo cáo chiến lược đầu tư 6 tháng cuối năm 2023 vừa công bố, Chứng khoán Everest (EVS) cho rằng giai đoạn khó khăn nhất với ngành thép đã qua và các dấu hiệu phục hồi đang xuất hiện. Yếu tố hỗ trợ chính cho ngành này là việc giá nguyên vật liệu đầu vào giảm mạnh và các nhà máy đã mở cửa trở lại.
Về phía cung, sau giai đoạn tăng mạnh do cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine, giá các nguyên vật liệu dùng trong sản xuất thép như than cốc và quặng sắt đã giảm lần lượt 63% và 48% từ đỉnh của năm 2022. Với việc chi phí đầu vào hạ nhiệt đã giúp các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước dễ thở hơn.
Về phía cầu, sản lượng thép cũng đã bắt đầu hồi phục trong thời gian gần đây.
Ngành thép được kỳ vọng sẽ là điểm sáng trong nửa cuối năm 2023
Về triển vọng lợi nhuận nửa cuối năm 2023, EVS cho rằng tình hình kinh doanh các doanh nghiệp ngành thép, bán lẻ, chứng khoán, ngân hàng, thủy sản sẽ được cải thiện đáng kể trên mức nền thấp của cùng kỳ năm ngoái. Đơn cử, Tập đoàn Hòa Phát mới đây đã công bố tình hình sản xuất kinh doanh trong tháng 6/2023 với sản lượng tiêu thụ thép các loại tiếp tục được cải thiện đáng kể.
Cụ thể, nhà sản xuất thép đầu ngành này đã sản xuất được 520.000 tấn thép thô trong tháng 6/2023, giảm 23% so với cùng kỳ 2022. Trong khi đó, sản lượng bán hàng thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC), phôi thép đạt 540.000 tấn, tương đương 96% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy, đây là mức tiêu thụ cao nhất kể từ đầu năm nay của doanh nghiệp này.
Sản lượng tiêu thụ thép của Hòa Phát lên mức cao nhất từ đầu năm 2023 đến nay. Nguồn: EVS
Hiện Hòa Phát có tổng cộng bảy lò cao luyện thép, gồm bốn lò ở Dung Quất và ba lò ở Hải Dương. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn một lò điện tại Hưng Yên để sản xuất thép từ phế liệu, công suất 400.000 tấn thép/năm.
Theo EVS, Hòa Phát đang lên kế hoạch mở lại lò cao cuối cùng tại Khu Liên hợp Dung Quất và sẽ vận hành đủ bảy lò cao trong quý 3/2023.
Nhận định ngành thép đã đi qua vùng khó khăn nhất, từ ngày 27/12/2022, Hòa Phát đã bắt đầu khởi động lại một lò cao ở Hải Dương. Cũng trong quý 2 vừa qua, nhà sản xuất thép này đã mở lại ba lò cao tại Hải Dương và Dung Quất.
Trước đó, từ cuối năm 2022, các doanh nghiệp sản xuất thép lớn như Hòa Phát, Pomina, VNSteel đã có thông báo đóng cửa các nhà máy và lò cao. Trong đó, Hòa Phát đã dừng hoạt động bốn lò cao, bao gồm hai lò cao ở Dung Quất và hai lò cao ở Hải Dương kể rừ tháng 11/2022. Lý do dừng lò được đưa ra là để đảm bảo các hoạt động sản xuất và kinh doanh của Tập đoàn.
Tương tự, Pomina cũng có quyết định dừng hoạt động sản xuất lò cao để chuyển sang tập trung vào thế mạnh là lò điện từ tháng 9/2022. Đồng thời, doanh nghiệp nãy buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động với một số cán bộ, công nhân viên của công ty do tình hình kinh doanh khó khăn, thua lỗ.
Đến thời điểm hiện tại, Hòa Phát đã vận hành trở lại 6/7 lò cao. Nhờ vậy, công suất sản xuất trong tháng 6 vừa qua đạt 95%, là mức công suất cao nhất từ tháng 10/2022 tới nay.
Cùng quan điểm với Hòa Phát, EVS cho rằng giai đoạn khó khăn nhất của các doanh nghiệp ngành thép đã qua nhờ giá nguyên vật liệu đã về gần vùng đáy 5 năm và hàng tồn kho đã được xử lý đáng kể. Tuy nhiên, đơn vị này lưu ý định giá cổ phiếu Hòa Phát hiện tại không còn rẻ.
Đối với Hoa Sen, Nam Kim và các công ty thép thương mại, EVS đánh giá các nhóm này thường có biên lợi nhuận thấp, lợi nhuận chịu hưởng lớn bởi giá tôn mạ. Dù vậy, giá tôn trong nước hiện vẫn đang trong xu hướng giảm và chưa có dấu hiệu phục hồi.
-
Năm ngoái, thị trường bất động sản trầm lắng kéo theo nhu cầu tiêu thụ thép giảm mạnh và chi phí của dự án lò cao mới đưa vào hoạt động là nguyên nhân chính khiến công ty này thua lỗ kỷ lục.
-
Lợi nhuận quý 2/2023 của Hòa Phát và Hoa Sen được dự báo ra sao sau “cơn bĩ cực"?
SSI dự phóng kết quả kinh doanh của hai “ông lớn” ngành thép là Hòa Phát và Hoa Sen sẽ tiếp tục sụt giảm trong quý 2/2023, song cải thiện đáng kể so với quý đầu năm.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam huy động thêm vốn từ cổ đông để xây nhà máy tại Đồng Nai
Doanh nghiệp này sẽ dùng toàn bộ nguồn tiền mới để đầu tư dự án sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Một “ông lớn” ngành thép bất ngờ được dự báo lợi nhuận tăng tới 1.600% trong năm 2024
Năm 2024, doanh nghiệp này được dự báo lợi nhuận tăng cao tới 1.600% nhờ mức nền thấp năm ngoái, đạt mức 510 tỷ đồng.
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước có thể giành thêm thị phần nhờ vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.