Theo đó, Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng cho biết, căn cứ các quy định liên quan đến việc hiến đất, xây dựng đường giao thông như đã nêu tại Văn bản số 177/CSKT của Cơ quan Cảnh sát điều tra và các ý kiến chuyên môn thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của các Sở, việc tự ý xây dựng đường giao thông đấu nối với đường liên thôn, liên xã, đường hẻm trái phép là hành vi vi phạm hành chính “mở đường nhánh đấu nối trái phép vào đường chính” quy định tại điểm b khoản 9 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Theo Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng, hành vi mở đường nhánh đấu nối trái phép vào đường chính là hành vi thực tế đã xảy ra, đã để lại hậu quả, vi phạm trật tự quản lý hành chính về giao thông và xây dựng công trình giao thông.
Về thẩm quyền xử phạt và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng cho rằng, điểm d khoản 1 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 10 Điều 1 Luật số 67/2020/QH14) quy định mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực giao thông đường bộ là 75.000.000 đồng.
Khoản 2 Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 73 Điều 1 Luật số 67/2020/QH14) quy định cụ thể.
Theo đó, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 100.000.000 đồng.
Từ các căn cứ trên, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi mở đường nhánh đấu nối trái phép vào đường chính quy định tại điểm b khoản 9 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện.
Về áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập, trường hợp đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 28 và Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Hành vi mở đường nhánh đấu nối trái phép vào đường chính sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo điểm đ khoản 10 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP: “Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 5, điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, khoản 9 Điều này buộc phải phá dỡ công trình xây dựng trái phép (không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép) và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.”
Ngoài ra, căn cứ các nội dung đề nghị của Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh tại Văn bản số 177/CSKT, Sở Tư pháp đề nghị quý cơ quan khi xem xét giải quyết vụ việc này lưu ý các nội dung về: Lập biên bản vi phạm hành chính quy định tại khoản 8 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 29 Điều 1 Luật số 67/2020/QH14); chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính quy định tại Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 31 Điều 1 Luật số 67/2020/QH14).
-
Lâm Đồng cho phép lập quy hoạch dự án Quần thể vui chơi giải trí làng Châu Âu 18.000 ha
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản đồng ý về nguyên tắc cho phép doanh nghiệp khảo sát, nghiên cứu tài trợ quy hoạch và đăng ký đầu tư dự án tại huyện Di Linh và huyện Lâm Hà.
-
Vụ đấu giá mỏ cát từ 1,2 tỷ đồng lên 370 tỷ đồng ở Quảng Nam, đã có quyết định cuối cùng
Liên quan vụ đấu giá mỏ cát với mức giá chốt lên tới 370 tỷ đồng, lãnh đạo thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) vừa có quyết định hủy kết quả phiên đấu giá này.
-
Chủ tịch tỉnh Quảng Nam ‘lệnh’ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án Khu du lịch Trung Kỳ Viêm Đông
Ông Lê Văn Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa chủ trì cuộc họp giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục liên quan đến một số dự án trên địa bàn tỉnh.
-
Chỉ đạo mới của Chủ tịch tỉnh Quảng Nam liên quan đến các dự án bất động sản của Công ty Bách Đạt An
UBND tỉnh Quảng Nam vừa phát đi Công văn số 10264/UBND-KTN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam về việc tiếp tục phối hợp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện 03 dự án Khu đô thị số 7B mở rộng, Khu đô thị Hera Complex Riverside, Khu đô ...