Biệt thự bỏ hoang tại KĐT Văn Khê được cho thuê kinh doanh giải khát, ăn uống.
Lãng phí và mất mỹ quan
Vòng qua một lượt các KĐT tại Hà Nội có thể dễ dàng nhận thấy, đa phần đều còn tồn tại khá nhiều các căn biệt thự, nhà ở liền kề chỉ được xây thô, chưa hoàn thiện và bị bỏ hoang từ khá lâu. Theo thời gian, nền nhà đều trong tình cảnh bị sụt lún, cỏ mọc um tùm, rêu mốc bao phủ, rác thải tập kết bừa bãi… rất lãng phí và mất mỹ quan.
Lý giải cho hiện tượng này, một số chuyên gia BĐS cho rằng, đây là hệ quả của một thời gian dài thị trường BĐS phát triển bùng nổ, người người, nhà nhà đầu tư BĐS. Các đại gia địa ốc đã quá kỳ vọng vào một nhu cầu “ảo” mang tính đầu cơ hơn là nhu cầu thực tế của người dân.
Vậy làm sao để giải quyết và xóa dần tình trạng hoang hóa biệt thự, nhà ở liền kề luôn là bài toán nan giải, đầy thách thức cho các nhà đầu tư và chính quyền trong nhiều năm qua. Nhiều chủ đầu tư đã tự cứu mình với ý tưởng cho thuê lại các căn biệt thự, nhà liền kề xây thô với giá rẻ (làm nhà hàng bia hơi, sửa xe, làm biển quảng cáo, đại lý đá ốp lát, sàn gỗ…) để vớt vát lại phần nào vốn bỏ ra và để tránh tình trạng xuống cấp của ngôi nhà. Phần lớn các biệt thự cho thuê này ở trong trạng thái xây thô, tường không trát, tầng 1 được cải tạo một cách qua loa, để mấy bộ bàn ghế, căng bạt và treo biển hiệu chằng chịt với đủ loại kích cỡ, màu sắc.
Việc cho thuê các biệt thự, nhà ở bỏ hoang được nhiều người đánh giá là giải pháp hợp lý nhất để tránh hoang hóa, đặc biệt là ngay lúc này, khi mà thị trường BĐS mới chỉ có dấu hiệu phục hồi tích cực bước đầu, trong đó riêng giao dịch phân khúc biệt thự lại đang dậm chân tại chỗ.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tình thế, tạm thời. Nhiều ý kiến cho rằng, mặt tốt đã được thể hiện rõ (chủ nhà vừa có tiền, vừa có người trông nom giúp. Người thuê được nhà giá rẻ, không mất nhiều công đầu tư…), nhưng mặt trái của vấn đề nằm ở chỗ, liệu đây có phải là tiền đề để chủ đầu tư các căn nhà bỏ không này đua nhau cho thuê mà chẳng cần quan tâm đến việc hoàn thiện, vô hình trung góp phần tạo ra hình ảnh những KĐT hiện đại xen kẽ sự lộn xộn, nhếch nhác bởi “chiếc áo khoác kiến trúc” tạm bợ hay không?.
Hà Nội từng ra hàng loạt thông điệp về sự hoang phí này từ việc yêu cầu một số chủ đầu tư phải có trách nhiệm đôn đốc hoàn thiện các biệt thự theo đúng thiết kế, quy hoạch đã phê duyệt đến giải pháp đánh vào kinh tế. Nhưng đến nay, việc xử lý vẫn dừng lại ở những đề xuất, nhà thiếu vẫn thiếu, nhà để hoang vẫn không có người ở.
Sớm hoàn thiện luật
Theo đại diện Cục Quản lý công sản (Sở Tài chính Hà Nội), Hà Nội đưa ra đề xuất đánh thuế và thu phí người sở hữu từ 2 biệt thự bỏ hoang trở lên để tránh đầu cơ, tăng ngân sách cho nhà nước. Tuy nhiên, việc xử lý rất khó vì văn bản luật chưa có. Hơn nữa, sở hữu biệt thự bỏ hoang liên quan đến Luật Dân sự. Cá nhân có quyền sử dụng hay không sử dụng biệt thự đó. Hiện chúng ta có nhiều biện pháp siết chặt, hạn chế chủ đầu tư xây dựng thô rồi bỏ hoang, nhưng những gì tồn tại trước đó vẫn chưa có cách giải quyết. Cơ quan quản lý nhà nước nên sớm hoàn thiện luật thuế để triệt tiêu biệt thự bỏ hoang.
Bên cạnh đó, quan điểm của một số chuyên gia BĐS cho rằng, nên quan tâm đến việc phân bổ các phân khúc nhà chung cư, biệt thự… cho phù hợp tại các dự án, như giảm biệt thự, tăng chung cư, tùy vị trí mà áp dụng phù hợp với yêu cầu của xã hội, nhu cầu của người dân; có những chính sách hợp lý để khuyến khích, hỗ trợ các chủ đầu tư hay chủ nhà đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện, ít nhất là cải thiện mặt tiền để dần nâng giá trị công trình lên đúng với tiêu chí KĐT hiện đại, văn minh…
Có như vậy, những đề xuất được đưa ra mới phát huy được tác dụng, đảm bảo đúng tiêu chí cũng như mục đích sử dụng, tránh lãng phí quỹ đất xây biệt thự rồi lại bỏ hoang như hiện nay.
-
Loạt dự án “đắp chiếu” nhiều năm tại Đông Anh, Đan Phượng, Quốc Oai vào tầm ngắm thu hồi?
Thời gian tới, UBND TP. Hà Nội sẽ chỉ đạo các Sở, ngành rà soát, đôn đốc chủ đầu tư khẩn trương thực hiện các dự án “treo” nhiều năm tại Đông Anh, Đan Phượng, Quốc Oai. Trường hợp nhà đầu tư không đủ năng lực, báo cáo UBND thành phố xem xét thu hồi t...
-
Vì sao dự án tái định cư bị "chê"?
Tại phiên chất vấn Quốc hội chiều 3.11, Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nêu vấn đề, nhiều dự án nhà ở tái định cư được hình thành nhưng đến nay bị bỏ hoang, không còn nhu cầu sử dụng. Hầu hết các dự án này hình thành trước khi có Luật Nhà ở năm 201...
-
VICEM xin tiếp tục đầu tư tháp nghìn tỉ “đắp chiếu” hơn chục năm trên đất vàng Hà Nội
Tổng Công ty xi măng Việt Nam (VICEM) kiến nghị Bộ Xây dựng xin giữ lại tiếp tục sử dụng khu đất tại lô 10E6, khu đô thị mới Cầu Giấy (Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội) để tiếp tục đầu tư hoàn thiện dự án Trung tâm điều hành và giao dịch VICEM....