21/09/2020 8:00 PM
CafeLand - Kinh doanh chuỗi cà phê là một trong những bộ phận phát triển nhanh nhất của ngành công nghiệp đồ uống toàn cầu và các văn phòng trên khắp thế giới là nguồn sống chính của mô hình này.

Tại Anh, doanh số bán cà phê tại các chuỗi lớn bao gồm Costa, Starbucks và Caffe Nero tiếp tục đạt 4,5 tỉ bảng Anh vào năm 2019. Và các chuỗi vẫn tiếp tục theo đuổi tham vọng mở rộng do nhu cầu uồng cà phê dường như vô tận của người dân nơi đây.

Vào năm 2018, hội đồng hạt Dorset thậm chí buộc phải cấm mở thêm các cửa hàng cà phê trên con phố trung tâm dài 500 mét ở Christchurch, nơi đã có tới 14 cửa hàng cà phê, bao gồm cả các địa điểm do Costa và Caffe Nero điều hành.

Nhưng có những dấu hiệu cho thấy thị trường cửa hàng cà phê từng bùng nổ ở Anh cuối cùng cũng đang chững lại. Các chuỗi cà phê như Costa Coffee (được Coca-Cola mua lại từ Whitbread vào năm 2018), Pret A Manger hay Caffe Ritazza của tập đoàn SSP đều tuyên bố cắt giảm hàng nghìn việc làm trong bối cảnh dịch bệnh thay đổi thói quen của người tiêu dùng.

Xu hướng làm việc tại nhà báo hiệu sự sụp đổ của nhiều chuỗi cà phê

Các trung tâm thành phố và các địa điểm văn phòng tại Anh đã trở thành những thị trấn ma, trong khi các sân bay vắng bóng khách du lịch lớn. Theo dữ liệu từ Kantar, chi tiêu cho đồ uống nóng mang đi giảm 90% vào tháng Tư, thời kỳ cao điểm phong tỏa tại Anh.

Đối với nhiều người, làm việc tại nhà trong thời kỳ khủng hoảng đã khuyến khích họ suy nghĩ lại về thói quen chi tiêu hàng ngày.

Shelley Rossell, một nhà thiết kế cửa hàng ở London, cho biết: “Thứ Hai là những ngày tồi tệ nhất trong tuần vì tôi phải đi tàu ra bên ngoài London. Đó sẽ là ngày mà tôi uống cà phê và ăn sáng với mức chi tiêu khoảng 7 bảng. Tôi thường mua từ Pret vì không phải đi bộ xa và cứ vài trăm thước lại có một cửa hàng. Có khoảng năm cửa hàng Pret quanh văn phòng tôi”.

Văn hóa cà phê nếm trải vị đắng

Trong khi cả hai thương hiệu Costa và Pret cho rằng dịch Covid-19 là nguồn gốc tai họa, một số nhà quan sát tin rằng các vấn đề của ngành này không chỉ đơn giản là do dịch bệnh.

Peter Backman, một nhà phân tích độc lập về dịch vụ ăn uống, cho biết: “Cần tái cân bằng cung và cầu trong các khu vực có các cửa hàng cà phê trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Anh, nơi mà người dân cực kỳ ưa thích chúng. Do lượng cà phê mà mọi người có thể tiêu thụ chỉ có giới hạn, nên lĩnh vực này dù chưa phải đối mặt với bài toán mang tính tồn tại, nhưng tương lai vẫn sẽ khá khó khăn”.

Văn hóa cà phê tại Anh như chúng ta biết ngày nay được hình thành từ những năm 90, được thúc đẩy bởi sự xuất hiện của Starbucks. Thương hiệu này thu hút khách hàng bằng câu thần chú “không gian thứ ba”, tức là một nơi để mọi người thường xuyên lui tới ngoài văn phòng và gia đình.

Mở cửa hàng đầu tiên ở Anh vào năm 1998, Howard Schultz, cựu CEO của Starbucks, cho biết công ty hy vọng sẽ được hưởng lợi từ văn hóa quán rượu mang tính lịch sử của Anh và biến các cửa hàng của mình trở thành "một nơi gặp gỡ tự nhiên cho mọi người.

Backman nói rằng Starbucks đã phải vật lộn để duy trì mô hình này.

“Khi bạn mở hàng chục nghìn cửa hàng, bạn khó có thể áp dụng cách tiếp cận độc đáo mà Starbucks kỳ vọng cho mọi cửa hàng. Chắc chắn trải nghiệm của khách hàng đã giảm đi và Starbucks đã không thể duy trì sự đặc biệt mà họ từng tạo ra trong giai đoạn đầu mở rộng”, Backman cho biết.

Ở một mặt khác, kỷ nguyên mới ưu tiên tính tiện lợi đã buộc nhiều chuỗi phải suy nghĩ lại về mô hình quán cà phê ấm cúng và tìm những cách nhanh hơn để đưa đồ uống đến tay khách hàng.

Một chủ cửa hàng cho biết họ đã nhận thấy nhu cầu rất lớn về các địa điểm sử dụng dịch vụ drive-through (khách hàng gọi đồ ăn uống và nhận hàng theo một chu trình khép kín mà không hề phải bước ra khỏi xe ô tô của mình) trong những tháng gần đây, và xu hướng này vẫn nhất quán trong suốt cuộc khủng hoảng.

“Các bãi đỗ xe của chúng tôi đã hết công suất nên rất khó đáp ứng nhu cầu cho những người mới lái xe,” chủ cửa hàng cho biết. “Một trong những sáng kiến cho vấn đề nan giản này là chuyển đổi các nhà hàng độc lập thành các địa điểm drive-through”.

Hồi chuông cảnh tỉnh cho các chuỗi cà phê

Cuộc khủng hoảng do dịch bệnh dường như là một hồi chuông cảnh tỉnh cho các chuỗi cà phê về phương thức bán hàng.

Khi Coca-Cola mua lại Costa hai năm trước, gã khổng lồ về đồ uống có ga đã không né tránh kế hoạch mở rộng trọng tâm từ các cửa hàng bán lẻ của chuỗi này sang bán cà phê trong các máy bán hàng tự động và siêu thị trên khắp thế giới.

Pret, thuộc sở hữu của JAB Holdings của Đức, cũng đang tiến hành một chiến lược tương tự. Chuỗi này hiện đang cung cấp cho khách hàng tối đa năm loại cà phê mỗi ngày với giá 20 bảng Anh một tháng và đang chuẩn bị bán các túi cà phê tại chuỗi siêu thị Waitrose và siêu thị trực tuyến Ocado từ tháng Mười.

Pano Christou, Giám đốc điều hành của Pret, có tham vọng phát triển “kênh phân phối mua về nhà (off-premise)” của Pret lên mức 1/3 đến 1/2 tổng doanh số bán hàng trong vòng 5 năm tới.

Christou thừa nhận rằng ngành công nghiệp kinh doanh chuỗi cà phê tại Anh đã bắt đầu có sự chênh lệch giữa cung và cầu trong những năm gần đây.

Ông cho biết: “Thành thật mà nói, thị trường có lẽ đã có một chút dư thừa về nguồn cung, nhưng đây có thể là cơ hội để các chuỗi tái cân bằng và tiến lên phía trước”.

Nhiều chuỗi cà phê bảo thủ với việc mở rộng nhanh chóng các cửa hàng vật lý như Caffe Nero đang chứng kiến sự sụt giảm mạnh về doanh số và lợi nhuận. Theo báo cáo vào tháng 05/2019, Caffe Nero đã không nộp thuế doanh nghiệp trong năm thứ 12 do làm ăn thua lỗ, và gánh khoản nợ khoảng 350 triệu bảng Anh với khoản lãi hàng năm lên tới 25 triệu bảng.

Nhiều chuyên gia nhận định, nếu đại dịch không thể giết chết mô hình kinh doanh chuỗi cà phê, nó vẫn sẽ buộc nhiều thương hiệu phải đưa ra những quyết định kịch tính và đầy vị đắng.

  • Nhân viên thích làm việc văn phòng hay ở nhà?

    Nhân viên thích làm việc văn phòng hay ở nhà?

    CafeLand - Có khá nhiều bài viết về thế hệ công nhân Millennial hay còn được gọi là thế hệ Y. Họ được coi là thế hệ sẽ thay đổi cuộc sống văn phòng do có nhiều hiểu biết về công nghệ và mong muốn sự linh hoạt, chủ động trong công việc của họ. Đây cũng là thế hệ muốn tới làm việc tại văn phòng hơn làm việc tại nhà như hiện tại.

Lam Vy (Telegraph)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.