Dự án khu dân cư Hoà Lân có vị trí đắc địa, tọa lạc trên mặt tiền quốc lộ 13 đoạn đi qua phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Dự án có diện tích 490.765m2, trước đây do Công ty Thiên Phú (trụ sở Thủ Dầu Một, Bình Dương) làm chủ đầu tư.
Công ty Thiên Phú sau đó đã dùng dự án này để thế chấp vay của Ngân hàng Agribank chi nhánh Chợ Lớn số tiền khoảng 1.117 tỉ đồng. Tuy nhiên, Thiên Phú sau đó đã không thể trả tiền cho ngân hàng và đồng ý để cho Agribank dùng dự án Hoà Lân để xử lý thu hồi nợ.
Tháng 6/2015, Agribank Chợ Lớn ký hợp đồng 10/2915/ĐGNSG với Công ty cổ phần dịch vụ đấu giá Nam Sài Gòn (Công ty đấu giá Nam Sài Gòn có trụ sở quận 7, TP.HCM) bán đấu giá toàn bộ quyền sử dụng đất thuộc dự án khu dân cư Hòa Lân với giá khởi điểm 1.467,7 tỉ đồng.
Tuy nhiên, phải mất hai năm và trải qua 12 lần đấu giá thì khu đất đắc địa này mới tìm được chủ nhân mới là Công ty A Đông Hải (hiện là Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Kim Oanh). Mức đấu giá trúng là 1.353 tỉ đồng.
Ngày 24/12/2018, Thanh tra Bộ Tư pháp đã có kết luận Thanh tra số 62/KL-TTR. Trong đó phát hiện ra hàng loạt sai phạm trong quá trình đấu giá dự án khu dân cư Hoà Lân. Nhiều khuất tất của cuộc đấu giá này có liên quan đến ngân hàng, đơn vị tổ chức đấu giá và cả đơn vị trúng đấu gia.
Cụ thể, trong một số lần đấu giá, mặc dù có đơn vị nộp hồ sơ tham gia nhưng đơn vị tổ chức đấu giá là Công ty Nam Sài Gòn lại “báo cáo” với ngân hàng là không có. Điều này đã khiến cuộc đấu giá kéo dài 12 lần, cùng với đó là sự tụt giảm giá trị của khu đất từ 1.467,7 tỉ đồng xuống còn 900 tỉ đồng ở lần đấu giá thứ 11.
Sau khi Công ty Kim Oanh trúng đấu giá, đơn vị này cũng không nộp tiền một lần cho ngân hàng Agribank như quy định mà chỉ thanh toán được 847,8 tỉ đồng (chưa bằng số tiền đấu giá khởi điểm) và số tiền còn nợ 478 tỉ đồng cùng lãi chậm trả 8% tính từ ngày 5/9/2017.
Mới đây nhất, ngày 14/2/2019, Công ty Thiên Phú đã có đơn khởi kiện Công ty đấu giá Nam Sài Gòn đề nghị tòa tuyên hủy kết quả bán đấu giá dự án khu dân cư Hoà Lân vì có nhiều khuất tất.
Trong văn bản giải trình của Công ty Kim Oanh có chữ ký của bà Đặng Thị Kim Oanh, Tổng giám đốc, cho biết nguyên nhân dẫn đến việc chậm thanh toán tiền trúng đấu giá là có những “trở ngại khách quan” mà cả Kim Oanh và ngân hàng không biết trước được. Trong đó, việc dự án phải đo đạc xác định ranh giới, đền bù giải toả các hộ dân đến việc Thanh tra Bộ Tư Pháp thanh tra… kéo dài thời gian dẫn đến cơ quan tỉnh Bình Dương xem xét chuyển chủ đầu tư từ Công ty Thiên Phú sang Công ty Kim Oanh.
Ngoài ra, Công ty Kim Oanh “tố” Thiên Phú đã không thực hiện đúng các cam kết, không phối hợp với Agribank và Kim Oanh để hoàn tất bàn giao hồ sơ pháp lý, hiện trạng đất. Phía Kim Oanh cũng khẳng định đơn vị tổ chức đấu giá là Công ty Nam Sài Gòn đã thực hiện đấu giá đúng quy định, hoàn toàn không sai phạm.
Được biết, hiện Cảnh sát kinh tế (PC03) Công an tỉnh Bình Dương đã vào cuộc điều tra, làm rõ dấu hiệu bất thường của thương vụ đấu giá khu dân cư Hòa Lân.
-
Định hướng phát triển đô thị năm 2019 của Bình Dương
Hơn 20 năm tái lập, Bình Dương đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế và xã hội. Hiện tỉnh đang tiếp tục chinh phục mục tiêu xây dựng mô hình đô thị thông minh.
-
Dự án 150 triệu USD tại Bình Dương của hãng trang sức lớn nhất thế giới Pandora đang làm đến đâu?
Ngày 18/12, dự án mở rộng năng lực sản xuất Pandora Production Việt Nam đã lễ cất nóc tại Khu Công Nghiệp Việt Nam – Singapore III (VSIP 3), phường Hội Nghĩa, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
-
Manwah rót 50 triệu USD xây nhà máy, mở rộng quy mô sản xuất tại Bình Dương
Manwah - doanh nghiệp thành lập từ năm 1992 tại Hồng Kông chuyên về lĩnh vực sofa, nệm và nội thất thông minh sẽ đầu tư thêm 50 triệu USD để xây dựng nhà máy, mở rộng quy mô sản xuất tại Bình Dương....
-
Bình Dương chi hơn 2.100 tỷ đồng làm tuyến đường ven sông Sài Gòn
Tuyến đường ven sông Sài Gòn đoạn từ rạch Bà Lụa đến cảng An Sơn có chiều dài khoảng 3,5km sẽ được tỉnh Bình Dương đầu tư trong thời gian tới với kinh phí hơn 2.100 tỷ đồng.