Tiêu thụ giảm sâu
Thị trường bất động sản trầm lắng đang tác động trực tiếp đến hệ sinh thái toàn ngành, khiến cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xi măng gặp khó.
Bộ Xây dựng cho biết, sản lượng sản xuất và tiêu thụ một số vật liệu xây dựng chủ yếu 6 tháng đầu năm 2023 giảm mạnh, trong đó xi măng giảm 10% so với cùng kỳ.
Cụ thể, sản lượng xi măng ước đạt 46 triệu tấn, giảm 5%; tiêu thụ đạt 45 triệu tấn, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, tiêu thụ nội địa đạt 29 triệu tấn, giảm 8% so với cùng kỳ; xuất khẩu sản phẩm xi măng và clinker đạt 15 triệu tấn, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2022. Giá trị xuất khẩu ước đạt gần 700 triệu USD.
Tiêu thụ giảm sút mạnh ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu, trong khi đó chi phí đầu vào tăng cao đã khiến doanh nghiệp ngành xi măng đối diện với tình thế khó khăn nhất so với nhiều năm qua. Theo đó, không ít nhà máy phải cắt giảm sản lượng, thậm chí dừng lò.
Tiêu thụ giảm sút mạnh ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu
Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho biết, ngoài khó khăn do nhu cầu thị trường giảm thì ngành xi măng đang đối mặt với khó khăn về giá năng lượng, chi phí vận tải tăng, thuế xuất khẩu clinker tăng từ 5% lên 10% kể từ 1/1/2023.
“Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp ngành xi măng hiện nay là không tiêu thụ được sản phẩm do tắc đầu ra”, VNCA nhấn mạnh.
Ngoài ra, thị trường bất động sản trầm lắng, các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân chậm triển khai là nguyên nhân dẫn tới tiêu thụ xi măng giảm mạnh.
Để gỡ khó cho ngành xi măng, VNCA kiến nghị Chính phủ hỗ trợ xuất khẩu xi măng để điều tiết nguồn cung dư thừa, đồng thời thực hiện giảm hoặc tạm hoãn tăng thuế xuất khẩu clinker từ 5% lên 10%.
Nhiều doanh nghiệp xi măng thua lỗ
Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp xi măng đã công bố báo cáo tài chính hợp (BCTC) nhất quý 2/2023 với kết quả không mấy khả quan, thậm chí thua lỗ.
Chẳng hạn, Công ty CP Xi Măng Vicem Hà Tiên (mã chứng khoán HT1) vừa công bố BCTC quý 2/2023 với doanh thu thuần hợp nhất giảm hơn 16% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn gần 2.000 tỷ đồng do sản lượng tiêu thụ xi măng trong quý giảm. Công ty báo lãi sau thuế quý 2 ở mức 59 tỷ đồng, giảm gần 57% so với cùng kỳ năm trước.
Dù kết quả quý 2/2023 đã cải thiện so với mức lỗ kỷ lục trong quý đầu năm nhưng tính chung cả 6 tháng, Xi măng Hà Tiên vẫn thua lỗ gần 27 tỷ đồng. Như vậy sau 6 tháng, nhà sản xuất xi măng này vẫn còn cách xa mục tiêu lãi 276 tỷ đồng cả năm.
Giải trình về kết quả kinh doanh trên, lãnh đạo Xi măng Hà Tiên cho biết, các nguyên nhân chủ yếu tác động đến kết quả trong kỳ là bởi lợi sản lượng tiêu thụ xi măng quý 2 giảm gần 16% so với cùng kỳ, kết quả làm lợi nhuận gộp giảm 114 tỷ đồng so với quý 2/2022. Cùng với đó, chi phí lãi vay tăng tới 20 tỷ đồng, chủ yếu do tăng lãi suất vay và tăng dư nợ vay.
Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm nay của các doanh nghiệp xi măng vẫn chưa khả quan khi tiếp tục thua lỗ
Tương tự, một công ty khác trong nhóm Vicem là Công ty CP Xi măng Vicem Bút Sơn (mã chứng khoán BTS) cũng báo lỗ hàng chục tỷ đồng trong bối cảnh khó khăn chung của toàn ngành vì nhu cầu tiêu thụ đi xuống.
Cụ thể, Xi măng Bút Sơn ghi nhận doanh thu thuần trong quý 2/2023 đạt 690 tỷ đồng, giảm hơn 13% so với cùng kỳ năm ngoái và lỗ sau thuế hơn 17,2 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước báo lãi hơn 29 tỷ đồng. Điều này khiến lũy kế 6 tháng đầu năm nay, Xi măng Bút Sơn lỗ sau thuế hơn 32,3 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi hơn 47 tỷ đồng.
Theo Xi măng Bút Sơn, 6 tháng đầu năm 2023 được đánh giá là giai đoạn khó khăn nhất với ngành xi măng từ trước đến nay. Nhu cầu xi măng thấp, suy thoái kinh tế, bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi, giải ngân vốn đầu tư công còn chậm... là những nguyên nhân khiến công ty thua lỗ.
Trong khi đó, dù không thua lỗ như hai doanh nghiệp trên nhưng Công ty CP Vicem Hoàng Mai (mã chứng khoán HOM) báo cáo doanh thu quý 2/2023 giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 358 tỷ đồng.
Lãnh đạo Xi măng Hoàng Mai cho rằng, thị trường tiếp tục chứng kiến dư cung xi măng ở mức cao, trong khi đó chi phí đầu vào tăng cao khiến lợi nhuận của công ty sụt giảm mạnh.
Kết quả, doanh nghiệp này báo lãi chỉ còn 234 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm trước có lãi hơn 11 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm nay, Xi măng Hoàng Mai báo lãi chỉ còn hơn 622 triệu đồng trong khi cùng kỳ năm trước có lãi hơn 11,6 tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp xi măng khác chưa chính thức công bố báo cáo tài chính quý 2/2023 nhưng được dự báo vẫn tiếp tục thua lỗ hoặc lợi nhuận teo tóp, giảm đến 70-80% so với cùng kỳ năm trước khi mức tiêu thụ chưa hồi phục trên thị trường nội địa lẫn xuất khẩu.
-
Sau quý kinh doanh tồi tệ nhất lịch sử, công ty xi măng lớn nhất miền Nam đã “vui” trở lại
Trong quý 2/2023, Xi măng Hà Tiên báo lãi sau thuế đạt hơn 59 tỷ đồng, kết quả này đã được cải thiện đáng kể so với khoản lỗ kỷ lục 85 tỷ đồng quý đầu năm.
-
Chuyện chưa từng có trong lịch sử đang xảy ra tại công ty xi măng lớn nhất Việt Nam
Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) đang đứng trước khó khăn nhất trong 120 năm hoạt động khi sản lượng tiêu thụ, xuất khẩu xi măng và clinker suy giảm, chi phí đầu vào tăng cao, nhiều nhà máy phải sản xuất cầm chừng hoặc dừng lò…
-
Triển vọng ngành xi măng cuối năm 2024: Tín hiệu phục hồi nhờ hưởng lợi từ loạt dự án trọng điểm phía Nam
Ngành xi măng đang cho thấy dấu hiệu phục hồi sau thời gian dài đối mặt với nhiều khó khăn. Động lực tăng trưởng đến từ sự cải thiện trong nhu cầu nội địa và các biện pháp tiết giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng dư cung và ...
-
Khoản đầu tư hơn 3.000 tỷ của công ty xi măng lớn nhất Việt Nam nguy cơ mất vốn
Theo Thanh tra Bộ Tài chính, khoản đầu tư của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam vào một số công ty tiềm ẩn rủi ro mất vốn, khi phải trích lập dự phòng hơn 3.000 tỷ đồng.
-
Kinh doanh thua lỗ, Xi măng Bỉm Sơn nêu biện pháp khắc phục cổ phiếu bị cảnh cáo
Với việc thua lỗ thêm 25 tỷ đồng trong quý 3/2024, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Xi măng Bỉm Sơn tính đến ngày 30/9 là âm 245 tỷ đồng.