Chuyên gia dự báo sẽ có một làn sóng đầu tư bất động sản chảy về phía đông khi Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng
chính thức được công bố.
Từ một đô thị gói gọn trong bốn quận nội đô, sau hơn 10 năm mở rộng, hai phía tây và đông Hà Nội đang dần phát triển mạnh mẽ nhờ các hệ thống giao thông huyết mạch.
Đáng chú ý, trong năm 2021, bản quy hoạch lịch sử - Đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang được UBND TP Hà Nội đẩy nhanh tiến độ, với những bước tiến mới, trong đó nổi bật là xây dựng thành phố hướng mặt vào lòng sông.
Tại đồ án quy hoạch này, Hà Nội dự kiến sẽ xây dựng thêm 10 cây cầu mới qua sông Hồng, tăng tính kết nối giữa khu Đông và trung tâm.
Gần nhất là bốn cây cầu nghìn tỉ: cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi và cầu Mễ Sở.
Bên cạnh đó, đồ án quy hoạch cũng đề xuất xây dựng hai tuyến đường cấp đô thị dọc hai bên sông Hồng.
Đây được đánh giá là nội dung thiết thực và quan trọng nhất trong đồ án. Bởi đây sẽ là tuyến giao thông tạo sự liên kết giữa thành phố và khu vực.
Theo nhận định của giới chuyên gia, bản quy hoạch lịch sử - đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng là đòn bẩy tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản khu vực.
Khi quy hoạch này được phê duyệt, bất động sản phía đông Hà Nội có thể trở thành xu hướng đầu tư mới của thủ đô.
Trên thực tế, theo sát sự khởi động của Đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, thị trường bất động sản khu Đông cũng đang cho thấy sự tăng nhiệt mạnh mẽ.
Theo báo cáo trước đó của CBRE, thị trường không còn phát triển lệch pha quá nhiều về phía tây như những năm trước. Hiện khu vực phía đông đang liên tục lập các đỉnh giá mới, tiệm cận với giá đất nội đô. Nguồn cung sản phẩm mới cũng chiếm tới 77% trên thị trường Hà Nội thời gian tới.
Giới chuyên gia cũng nhìn nhận, quy hoạch đô thị sông Hồng đang tác động mạnh đến thị trường và giá đất khu vực ven con sông này.
Theo đề xuất, thành phố ven sông Hồng sẽ được xây dựng theo mô hình đô thị xanh, sinh thái, không chồng chất cao ốc.
Vì vậy, phân khúc bất động sản nhà ở, biệt thự xanh sẽ có nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới. Những dự án đã thành hình nhiều năm trước đây như đô thị sinh thái Ecopark, Vinhome Ocean Park trở thành điểm đầu tư của giới đầu tư và người dân thủ đô.
Ông Hoàng Đình Khiêm, Chủ tịch HĐQT Vietstarland, nhận định bờ đông sẽ là một điểm sáng. Ngay cả trong đại dịch, giao dịch ở khu vực này vẫn không bị ảnh hưởng.
Ghi nhận của sàn Vietstarland cho thấy, mức độ hấp thụ hiện nay có thể đạt trung bình 17-23 căn cao tầng/ngày, với phân khúc biệt thự bán 2-3/căn trong thời điểm giãn cách.
Theo ông Khiêm, đây sẽ là cơ hội cho nhà đầu tư sau dịch, bởi quỹ đất Hà Nội còn rất ít, trong khi các thành phần cấu thành nên giá của bất động sản là thuế đất, thép đang tăng nhanh.
Thực tế cho thấy các dự án bất động sản trên thế giới đều có giá tăng 12-16% sau khi giá thép tăng cao thời gian qua.
Mặt khác, trong bối cảnh sau dịch bệnh, những nhà đầu tư sẽ tìm đến những nơi không chỉ là điểm trú ẩn dòng tiền, không gian sống, mà nhu cầu về nhà ở sau dịch cũng đang dần có sự chuyển đổi.
Người mua nhà không chú ý về nội thành nữa mà họ đang hướng đến những bất động sản ở vùng ven, đặc biệt gần các con sông, nơi được đầu tư đồng bộ.
“Do đó, sẽ có một cuộc dịch chuyển đến các trung tâm mới, hình thành nên các “thành phố trong lòng thành phố” trong thời gian tới”, ông Khiêm dự báo.
TS. Nguyễn Trúc Anh, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP Hà Nội, cho biết thủ đô sẽ là đô thị hạt nhân, kết hợp với các đô thị vệ tinh, hình thành “vùng giao thoa” phát triển giữa Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Mười cây cầu vượt sông Hồng đã và đang triển khai sẽ góp phần tăng năng lực vận tải và khả năng kết nối sẽ tăng gấp nhiều lần hiện tại.
Trên thực tế, việc xây dựng các đô thị ngoài trung tâm lõi không chỉ là giải pháp của riêng nhà quản lý mà còn phù hợp với nhu cầu đang thay đổi của người dân.
Xu hướng “bỏ phố ra ngoại thành" vài năm gần đây mới được nhắc tới ở Việt Nam, nhưng cách gọi tương tự đã diễn ra cả thập kỷ trước trên thế giới.
Do đó, giới chuyên gia dự báo sẽ có một làn sóng đầu tư bất động sản chảy về phía đông khi Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng chính thức được công bố.
-
Đã “chín muồi” thời cơ để Hà Nội hiện thực hoá giấc mơ đô thị ven sông Hồng?
Quy hoạch đô thị ven sông Hồng là giấc mơ, trăn trở của nhiều nhà quy hoạch thủ đô. Các chuyên gia quy hoạch cho rằng hiện nay Hà Nội đã có đủ các điều kiện thuận lợi để hiện thực hoá giấc mơ ấy.
-
Loạt dự án của ông lớn bất động sản nằm trong kế hoạch sử dụng đất 2025 quận Nam Từ Liêm
Trong kế hoạch sử dụng đất năm 2025 tại quận Nam Từ Liêm vừa được phê duyệt, có nhiều dự án khu đô thị của Vinhomes, Handico, Tasco…
-
Hà Nội đặt mục tiêu khởi công 43 cụm công nghiệp năm 2025
Hà Nội vừa ban hành kế hoạch quản lý, đầu tư phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn năm 2025.
-
2025 sẽ là năm của khách thuê văn phòng Hà Nội?
Thị trường Hà Nội đã đạt sự đa dạng và phân hóa về vị trí các khu hành chính/văn phòng. Chính bởi vậy, khách thuê có nhiều sự lựa chọn hơn, và các lựa chọn của khách thuê sẽ không bị gói gọn giới hạn tại một khu vực nữa. Điều này đồng nghĩa với việc ...