Điện Dương là vùng cát trắng thuộc diện nghèo nhất của huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Vài năm gần đây, đất đai của xã trở thành "đất vàng" vì có vị trí nằm sát bờ biển, có tuyến đường du lịch nối từ Đà Nẵng chạy về đô thị cổ Hội An. Diện tích toàn xã chỉ khoảng hơn 1.000 ha, nhưng đã có 26 dự án (D.A) đầu tư có quy mô tầm cỡ. Đáng nói là, ngay cả "siêu D.A" thuộc hàng lớn nhất miền Trung - Tây Nguyên cũng “xí phần” ở đây. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có vài

Nhà cửa nằm trong D.A "Vạch cây xanh 20m" không biết do đơn vị nào là chủ đầu tư và đền bù giải tỏa của dân.

Ông Lê Văn Khuê, Chủ tịch UBND xã Điện Dương cho biết: "Là một xã thuần nông, nhưng mấy năm nay, việc xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xã không biết đâu mà lần, vì hầu hết diện tích đã nằm trong các D.A quy hoạch hết rồi...". Ông Khuê chỉ tay vào bản đồ địa chính của xã, chỗ nào cũng thấy quy hoạch các D.A lớn, nào là khu nghỉ mát sinh thái, khu căn hộ, biệt thự, khu giải trí, khu hội nghị cao cấp… Tất cả vẽ lên một viễn cảnh về gương mặt đô thị hiện đại và tầm cỡ trong một ngày không xa.
Hiện, Điện Dương có tới 26 D.A đã được UBND tỉnh cấp giấy phép đầu tư, nhưng mới chỉ có vài ba D.A triển khai, còn lại vẫn nằm trên giấy... Tai tiếng và kéo dài nhất là D.A bãi biển Rồng, được xem là "siêu D.A" tại miền Trung - Tây Nguyên do Cty Tano Capital, LLC liên doanh với Cty Global C&D inc (có trụ sở tại Hoa Kỳ) làm chủ đầu tư, được cấp giấy phép đầu tư từ tháng 9/2009. D.A chiếm 460 ha đất thuộc 4 thôn, gồm: Hà Quảng Đông, Hà Quảng Tây, Hà Quảng Bắc và Quý Gia, với tổng vốn đầu tư là 4,15 tỷ USD, theo kế hoạch sẽ khởi công vào đầu năm 2010 và hoàn thành vào năm 2015. Khi triển khai sẽ hình thành một khu du lịch bãi biển hiện đại và chùm khách sạn cao cấp với 15.000 phòng, riêng Trung tâm Hội nghị quốc tế với 10.000 chỗ ngồi; ngoài ra còn có Trung tâm Thương mại quốc tế, nhà công vụ, biệt thự cao cấp, dịch vụ trò chơi điện tử dành cho người nước ngoài..., được xây dựng khép kín. Nhà đầu tư cam kết ký quỹ 4 triệu USD cho tỉnh để lấy kinh phí di dời 1.500 hộ dân với hơn 5.000 nhân khẩu, mỗi hộ dân được nhận một căn hộ khang trang diện tích 100 m2 tại các khu tái định cư và được giải quyết 1 lao động vào làm việc tại D.A khi hoàn thành...

Theo kế hoạch, D.A sẽ tiến hành khảo sát, thăm dò trong thời gian 2 tháng, đến tháng 2/2010 sẽ triển khai thực hiện... Đây được xem là động lực về phát triển kinh tế - xã hội đầy triển vọng, làm thay đổi bộ mặt vùng cát trắng, đời sống bao năm khốn khó của người dân sở tại. Song, cho đến nay đã hơn 8 tháng nhà đầu tư vẫn “bặt vô âm tín” và không thực hiện ký quỹ. UBND tỉnh đã ra nhiều "tối hậu thư" nhưng không có kết quả, cuối cùng phải giao Sở Kế hoạch - Đầu tư làm thủ tục thu hồi giấy phép đầu tư. Đến nước này, ông Phạm Ích Tống, Tổng Giám đốc Cty TNHH Tập đoàn Bãi Biển Rồng mới có văn bản giải trình và xin gia hạn thêm 3 tháng nữa để chuẩn bị triển khai, nhưng đến nay đã bước sang tháng 10 mà vẫn “bóng chim tăm cá”…
Chỉ người dân sở tại là khó khăn chồng chất, kéo hết năm này sang năm khác vì theo quy định, người dân ở vùng quy hoạch, không được xây dựng, cơi nới, sửa chữa nhà cửa, không được chuyển nhượng nhà đất. Trong khi đó, năm nào Điện Dương cũng hứng chịu 3 - 5 cơn bão hoành hành, đe dọa. Bên cạnh đó, muốn chăn nuôi, sản xuất, cũng không yên tâm vì "lỡ" D.A lại triển khai sẽ gây thiệt hại về tiền của.
Không riêng D.A Bãi Biển Rồng đang bị “treo”, mà hàng chục năm qua có hơn 10 D.A khác ở Điện Dương cũng nằm trong tình trạng tương tự. Đến đâu cũng nghe người dân than vãn chuyện đền bù giải tỏa, tái định cư, làm nghề gì để sinh sống… Người dân ở đây cho biết, ngay cả vài ba D.A đã triển khai cũng không đem lại lợi ích gì cho địa phương. Cụ thể như D.A nghỉ mát Nam Hải, với số vốn đầu tư 42 triệu USD, nhưng cũng chỉ giải quyết được cho 120 người dân có việc làm, sau khi họ đã bị giải tỏa nhà cửa, đất đai để vào các khu tái định cư chật chội. Hay như D.A "Vạch cây xanh 20m" nằm ven đường du lịch biển Đà Nẵng - Hội An. Theo quy hoạch, dọc 2 bên đường này sẽ là D.A trồng cây xanh với chiều rộng 20m, chiều dài 7km, vì vậy nhân dân không được làm nhà mới, sửa nhà cũ. Có điều, đây là diện tích đất của người dân sinh sống từ bao đời qua, nay bỗng nhiên có D.A nhưng người dân chẳng biết ai là chủ đầu tư, đơn vị nào xem xét để giải quyết, giải tỏa đền bù, tái định cư?

Địa phương đề nghị UBND tỉnh và các ngành chức năng cần sớm có biện pháp kiên quyết đối với các nhà đầu tư chây ỳ; xem xét, rà soát lại các D.A đầu tư trên địa bàn xã Điện Dương. D.A nào đủ điều kiện, khả năng cần nhanh chóng triển khai ngay, nếu không đủ năng lực thì nên thu hồi giấy phép đầu tư, trả lại quyền tự chủ đất đai cho dân để họ sớm ổn định cuộc sống, nhất là mùa mưa bão đã đến với nhiều hậu quả không lường trước được.

Cafeland.vn - Theo Thanh Tra
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland