Trong 3 năm tới, tốc độ tăng trưởng được dự báo quanh mức 6,5%.
Mức cập nhật nêu trên cao hơn so với con số 6,6% được WB đưa ra đầu năm, song thấp hơn dự báo 6,9% được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra trước đó.
Đây cũng là tốc độ tăng trưởng được WB dự báo cao thứ hai Đông Nam Á (sau Campuchia) và gấp gần ba lần mức bình quân thế giới (2,6%).
Ngân hàng Thế giới đánh giá kết quả này có được nhờ tăng trưởng xuất khẩu (8,4% sau 9 tháng, gấp ba lần bình quân toàn cầu) và Cầu nội địa từ hộ gia đình, doanh nghiệp. Tầng lớp trung lưu có mức sống trên 15USD/ngày tại Việt Nam tăng thêm khoảng 1 triệu người mỗi năm đã thúc đẩy kim ngạch hàng tiêu dùng tăng 15%/năm, tính từ 2015.
Báo cáo cho rằng cần phát triển các thị trường vốn vận hành tốt, làm nền tảng cho sự thịnh vượng của Việt Nam trong tương lai.
Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả ở khu vực Đông Á, thị trường cổ phiếu và trái phiếu hoạt động tốt có thể giúp huy động vốn cho sản xuất kinh doanh trong nước, bổ sung cho nguồn vốn vay từ hệ thống ngân hàng và đa dạng hóa các nguồn huy động vốn. Điều này cũng góp phần nâng cao khả năng chống chịu của toàn bộ hệ thống tài chính nhờ đảm bảo thanh khoản sâu hơn và đa dạng hóa được rủi ro.
Mặc dù các thị trường vốn ở Việt Nam đã phát triển mạnh trong những năm qua, nhưng vẫn còn nhỏ so với Thái Lan và Malaysia, lần lượt ở mức từ 1,5 đến 2 lần.
-
World Bank: Dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2019 đạt 6,6%
CafeLand - Đây là dự báo được đưa ra trong báo cáo “Điểm lại” về kinh tế Việt Nam vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố.