Bị cáo Nguyễn Thái Luyện và các đồng phạm (hình: PLO)
Ngày 29/12, HDXX tiếp diễn phiên xét xử bị cáo Nguyễn Thái Luyện và 22 đồng phạm trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Rửa tiền” liên quan đến công ty địa ốc Alibaba.
HĐXX đọc bản án, bác bác toàn bộ quan điểm bào chữa của các luật sư bảo vệ Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba) cùng 22 đồng phạm.
Tòa tuyên phạt Luyện mức án chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Võ Thị Thanh Mai (vợ Luyện) 20 năm tù về cùng tội danh, 12 năm tù về tội Rửa tiền, tổng hợp hình phạt là 30 năm tù (mức án cao nhất của hình phạt tù có thời hạn).
HĐXX buộc Luyện và Mai liên đới bồi thường toàn bộ số tiền chiếm đoạt của các bị hại tương đương 2.100 tỷ đồng.
Bị cáo Nguyễn Thái Lực bị tuyên phạt 17 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và 10 năm tù tội rửa tiền, tổng hình phạt 27 năm tù. Bị cáo Nguyễn Thái Lĩnh lãnh án 17 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo HĐXX, bị cáo Nguyễn Thái Luyện là người chủ mưu, cầm đầu, giữ vai trò điều hành xuyên suốt chỉ đạo toàn bộ hoạt động Công ty Alibaba và 22 pháp nhân liên quan... do đó cần áp dụng điểm A, khoản 4, Điều 174 Bộ luật Hình sự để xử phạt đối với bị cáo.
"Mặc dù HĐXX xem xét các tình tiết giảm nhẹ như luật sư trình bày dành cho bị cáo, nhưng xét số tiền bị cáo chiếm đoạt của các bị hại đặc biệt lớn, không chỉ xâm phạm quyền sở hữu của người khác mà còn phá vỡ quy hoạch sử dụng đất của Nhà nước nên cần có mức hình phạt nghiêm khắc nhất", HĐXX nêu.
Theo HĐXX, mặc dù Nguyễn Thái Luyện không thừa nhận hành vi phạm tội, nhưng thủ đoạn rất tinh vi. Luyện đã huy động vốn trái pháp luật bằng hình thức hợp tác kinh doanh, mua bán dự án không có thật để chiếm đoạt tiền của hàng nghìn khách hàng, do đó cần phải có mức án nghiêm khắc.
Tất cả 58 dự án của Công ty Alibaba đều không có pháp lý. Công ty Alibaba chưa từng xin phép cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập dự án. Nguyễn Thái Luyện đã sử dụng 10 pháp nhân trong tổng 22 pháp nhân đã thành lập để đứng tên chủ đầu tư của 58 dự án này. Sau đó, thông qua Công ty Alibaba quảng cáo bán đất nền ở 3 tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu để lừa bán cho hàng nghìn khách hàng.
Để tạo lòng tin và thu hút khách hàng, Luyện đã đưa ra thủ đoạn bán hàng cam kết mua lại với giá cao hơn 30% sau 12 tháng hoặc 38% sau 15 tháng kể từ ngày nộp tiền; hoặc thuê lại với giá 2%/tháng kể từ ngày ký và thanh toán 95% giá trị hợp đồng.
Hầu hết khách hàng nhận chuyển nhượng đất dưới dạng nền thổ cư do Công ty Alibaba chào bán không nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dưới dạng thổ cư như cam kết, mà được công ty chuyển sang hình thức trả lãi hoặc thu mua trở lại theo các hợp đồng quyền chọn hoặc phụ lục hợp đồng kèm theo.
-
Vụ Công ty địa ốc Alibaba: Nguyễn Thái Luyện hé lộ “khối tài sản hơn 4.300 tỉ đồng”
Nói lời sau cùng, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Công ty Alibaba) xin nhận hết trách nhiệm về mình, mong HĐXX giảm nhẹ cho thuộc cấp. Bị cáo Luyện cho biết “khối tài sản hiện tại hơn 4.300 tỉ đồng”, có khả năng đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.








-
Bất động sản Cần Giờ không dành cho nhà đầu tư “lướt sóng”
Cần Giờ – huyện đảo duy nhất của TP.HCM đang bước vào giai đoạn chuyển mình quan trọng. Từ một vùng ven biển biệt lập, bất động sản ở địa phương này đang thu hút sự chú ý đặc biệt nhờ loạt siêu dự án đô thị lấn biển và cảng trung chuyển quốc tế có tổ...
-
Cầu Rạch Miễu 2 tăng tốc “về đích”, sẽ khánh thành vào dịp đặc biệt
Dự án cầu Rạch Miễu 2 đã vượt mốc 86% tiến độ tổng thể, với phần cầu chính hoàn thành hợp long và đang thi công nước rút để sẵn sàng khánh thành đúng ngày 19/8.
-
Huyện Nhà Bè sắp xây dựng thêm 4 cây cầu mới hơn 12.500 tỷ đồng
Theo thông tin từ Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông), thành phố đang xúc tiến các bước chuẩn bị đầu tư 4 cây cầu trọng điểm tại huyện Nhà Bè. Tổng mức đầu tư cho các dự án này ước tính khoảng 12.500 tỷ...