Nguyễn Thái Luyện khẳng định không lừa đảo
Phiên xét xử vụ án Nguyễn Thái Luyện và 22 bị cáo bị truy tố về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền bước sang ngày thứ 2, bắt đầu phần thẩm vấn. Bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Địa ốc Alibaba) là người đầu tiên bước lên mục khai báo.
Bị cáo Nguyễn Thái Luyện (hình: Người lao động)
Ghi nhận của báo Người lao đông, Nguyễn Thái Luyện trả lời thẩm vấn, khẳng định bản thân không lừa đảo. Bị cáo cho rằng nội dung cáo trạng có nhiều điểm không đúng sự thật, gây oan sai.
“Tôi không lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tôi không lừa đảo ai cả. Toàn bộ hoạt động của tôi đều công khai, minh bạch. Tôi đã xuất bản hàng trăm cuốn cẩm nang, phát cho nhân viên, khách hàng. Trong đó có cẩm nang viết về quy định pháp luật, phát hành nội bộ công ty. Tôi tổ chức mở bán công khai, tổ chức cho khách hàng đi tham quan. Tôi có mua lại của khách hàng, chưa để ai phải mất tiền”, Nguyễn Thái Luyện trình bày.
Trước cáo buộc Luyện dùng nguồn tiền huy động trái phép từ khách hàng để mua đất nông, Nguyễn Thái Luyện phủ nhận. Bị cáo khai nguồn vốn kinh doanh này là tiền tích lũy từ quá trình hành nghề môi giới các dự án của các chủ đầu tư lớn.
Khi đã tích lũy đủ vốn, năm 2017, Luyện dừng công việc môi giới chuyển sang kinh doanh. Bị cáo cho biết huy động vốn ban đầu từ nguồn tiền bán 2 thửa đất của do mình sở hữu và nhờ ba mẹ vay mượn hơn 10 tỉ đồng của người thân, bạn bè.
Trả lời câu hỏi của chủ tọa về việc đất nông nghiệp có được phân lô bán nền hay không, Nguyễn Thái Luyện khai, toàn bộ số đất nông nghiệp bị cáo mua là đất nông nghiệp quy hoạch đất ở, sau đó bị cáo về tách thửa.
Để tách thửa số đất này, bị cáo nhờ mối quan hệ và vận dụng Luật Đất đai. Bị cáo nói hầu hết các công ty nhỏ lẻ hoạt động cùng lĩnh vực bất động sản tại quận 9 (nay là TP Thủ Đức) đều hoạt động như phương thức của Công ty Alibaba.
Vietnamnet thông tin, khi được hỏi về 22 công ty con, Nguyễn Thái Luyện thừa nhận là người chỉ đạo xuyên suốt mọi hoạt động. Đối với những người đại diện pháp luật không được nhận quyền lợi từ các công ty này mà nhận từ Công ty Alibaba. Tiền thu chi từ 22 công ty con đều nộp về Công ty Alibaba. Con dấu của các công ty này do bị cáo Võ Thị Thanh Mai (vợ Luyện) quản lý.
Về mặt tiền bạc, thu chi, Luyện không trực tiếp quản lý mà giao cho Mai và người quản lý tài chính của công ty.
Nguyễn Thái Lĩnh khai ký theo chỉ đạo của anh trai
Bị cáo Nguyễn Thái Lĩnh tại tòa (ảnh: Duy Hiệu/Zingnews)
HĐXX tiến hành thẩm vấn bị cáo Nguyễn Thái Lĩnh (em trai Nguyễn Thái Luyện) Giám đốc Công ty Alibaba.
Theo Zing, Nguyễn Thái Lĩnh cho biết năm 2016, bị cáo làm ở quán cafe của Luyện, sau đó được anh trai nhờ đứng tên trên giấy phép kinh doanh với chức vụ giám đốc.
"Anh Luyện bảo bị cáo ký thì ký chứ bị cáo không đọc, không xem nội dung. Lúc ký có bộ phận pháp lý của công ty nên bị cáo yên tâm ký", Nguyễn Thái Lĩnh khai và cho biết khi bổ nhiệm giám đốc, bị cáo chỉ làm theo chỉ đạo của anh trai và ký.
Nguyễn Thái Lĩnh bị cáo buộc đã đứng tên nhận chuyển nhượng 92 thửa đất nông nghiệp ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận, từ nguồn tiền bất hợp pháp chiếm dụng của khách hàng ở Công ty Alibaba.
Sau khi hoàn tất thủ tục đặt cọc hoặc chuyển nhượng, Lĩnh ký ủy thác cho Võ Thị Thanh Mai (vợ Luyện) và Trần Huy Phúc (Giám đốc, đại diện theo pháp luật các Công ty Law Firm, Công ty 108) để thực hiện vẽ, lập dự án dân cư không có thật, phân lô trái pháp luật, quảng cáo gian dối… để chiếm đoạt số lượng tiền lớn của khách hàng.
Đối với nội dung cáo trạng truy tố, Nguyễn Thái Lĩnh cho rằng nhận thức pháp luật của bị cáo thấp nên không biết mình sai.
Cáo trạng của VKS chỉ rõ, Nguyễn Thái Luyện đã thành lập 22 lập nên 58 “dự án ma”, từ đó quảng cáo bán đất nền ở 3 tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu để lừa bán cho hàng nghìn khách hàng. Để thu hút khách hàng, công ty của Luyện đã sử dụng chính sách bán hàng cam kết mua lại với giá cao hơn từ 30% sau 12 tháng, hoặc 38% sau 15 tháng kể từ ngày nộp tiền, hoặc thuê lại với giá 2%/tháng kể từ ngày ký và thanh toán 95% giá trị hợp đồng. Cơ quan điều tra xác định Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm đã lừa 4.500 người với số tiền chiếm đoạt gần 2.400 tỉ đồng. Đáng chú ý, hầu hết khách hàng nhận chuyển nhượng đất dưới dạng nền thổ cư do Công ty Alibaba chào bán không nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dưới dạng thổ cư như cam kết, mà được công ty chuyển sang hình thức trả lãi hoặc thu mua trở lại theo các hợp đồng quyền chọn hoặc phụ lục hợp đồng kèm theo. Toàn bộ dự án dân cư được tự vẽ trái phép mà Công ty Alibaba chuyển nhượng cho khách hàng không phải là đất thổ cư như nội dung thể hiện trong hợp đồng chuyển nhượng. Do đó, đây không được xem là hợp đồng dân sự hợp pháp để có thể thực hiện theo các hợp đồng quyền chọn hoặc phụ lục hợp đồng kèm theo. |
-
Vụ Công ty địa ốc Alibaba: Nhiều giám đốc chỉ học tới lớp 12
Khai nhận trước tòa, nhiều bị cáo trong vụ Công ty địa ốc Alibaba cho biết dù chỉ mới tốt nghiệp lớp 12, không có bằng cấp đào tạo liên quan lĩnh vực bất động sản những vẫn được bổ nhiệm các chức vụ cao trong các công ty của Nguyễn Thái Luyện.
-
Bất động sản và những cú lừa ngoạn mục
Thị trường bất động sản (BĐS) được xem là “mỏ vàng” cho các nhà đầu tư. Nhưng mặt trái của thị trường này là sự phức tạp, tính rủi ro cao và là miếng mồi béo bở cho những kẻ đầu cơ, trục lợi. Nhiều người chạy theo cơn sốt của thị trường BĐS, nhưng do...
-
272 miếng kim loại vàng và loạt tài sản của Nguyễn Thái Luyện đang được tạm giữ để đảm bảo nghĩa vụ bồi thường vụ công ty địa ốc Alibaba
Cục Thi hành án dân sự TP.HCM thông tin về việc tạm giữ các tài sản để đảm bảo nghĩa vụ bồi thường của bị án Nguyễn Thái Luyện gồm: hơn 57 tỷ đồng; 272 miếng kim loại vàng, 8 ô tô các loại, 2 xe máy SH, 18 điện thoại di động,…...
-
Tuyên án vụ Công ty địa ốc Alibaba: Vợ Nguyễn Thái Luyện được giảm 9 năm tù
Kết thúc phiên phúc thẩm vụ “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Rửa tiền” liên quan đến công ty địa ốc Alibaba, bị cáo Võ Thị Thanh Mai và nhiều bị cáo khác được giảm nhẹ hình phạt, riêng bị cáo Nguyễn Thái Luyện vẫn y án chung thân....