Quang cảnh hoang tàn, đổ nát tại khu du lịch thuộc dự án cảng Kê Gà. Ảnh: C.H
Yêu cầu hồ sơ hoàn công
Ông Vũ Chí Công - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Vạn Trụ - cho biết: “DN đã xây dựng khu du lịch từ năm 2004. Đến năm 2007, bất ngờ nhận được lệnh dừng xây dựng khu du lịch để nhường đất cho quy hoạch cảng Kê Ga (do TKV làm chủ đầu tư). Sau đó, chúng tôi vừa khiếu nại, vừa tiếp tục hoàn thiện các hạng mục đã thi công, nhằm chống lún, sập, đổ. Sau này có tin sẽ được bồi thường thiệt hại, chúng tôi rất mừng.
Song, có ai đầu tư mà biết trước sẽ được bồi thường mà gìn giữ đủ các giấy tờ chứng từ? Lúc đó, hoạt động của DN bị xáo trộn, nhân sự thay đổi, hồ sơ bị thất lạc rất nhiều. Tuy nhiên, sau này được bồi thường, chúng tôi cố gắng tìm kiếm, thu thập các chứng từ, hoá đơn, hồ sơ... Cái nào mất thì đành chấp nhận không yêu cầu bồi thường. Chỉ mong cái nào còn, thì nhà nước xem xét. Thế nhưng, cả ngàn trang hồ sơ, hoá đơn, chứng từ vẫn không thoả mãn hội đồng bồi thường”.
Theo ông Công, trái khoáy nhất là yêu cầu phải có “hồ sơ hoàn công”, mới được xem xét bồi thường (?). Ông Công nói: “DN xây dựng khu du lịch, các hạng mục đều trong bối cảnh dang dở suốt nhiều năm. Gần đây, một số mới rục rịch sửa chữa lại, thì làm gì có chuyện thực hiện thủ tục hoàn công mà hội đồng bồi thường cứ đòi hồ sơ hoàn công? Hơn nữa, thời gian qua, cơ quan chức năng cũng không yêu cầu DN hoàn công. Vì vậy, đòi DN cung cấp hồ sơ hoàn công, khác nào đánh đố DN ?”. Trong khi đó, ông Phạm Xuân Lâm - thành viên Hội đồng bồi thường - lại ý kiến rằng, hồ sơ từ Cty Vạn Trụ vẫn “chưa đủ cơ sở” để bồi thường. “Hoá đơn chưa đủ cơ sở để khẳng định đã đưa vào công trình”, “quan trọng nhất, Vạn Trụ phải có hoàn công”...
Vì sao không định giá toàn bộ công trình?
Theo đại diện Cty Vạn Trụ, DN đầu tư không phải nhằm mục đích kiếm tiền bồi thường. Việc bồi thường là do cái sai không phải của DN. Giá trị bồi thường, trên thực tế là rất ít ỏi so với giá trị đầu tư hoặc giá trị thiệt hại của DN. Tuy nhiên, việc hội đồng bồi thường xem nhẹ hoá đơn do DN cung cấp (thể hiện tiền DN đã mua vật liệu xây dựng), mà chú trọng hồ sơ hoàn công, càng đẩy DN vô thế khó được bồi thường. Trong lúc đó, tại công văn số 3531/UBND-ĐTQH ngày 5.9.2013 của UBND tỉnh Bình Thuận ghi rất rõ: “Thống nhất nội dung đề xuất của Hội đồng đánh giá thiệt hại, bồi thường, hỗ trợ cho dự án cảng Kê Gà...”.
Theo đó, UBND tỉnh Bình Thuận đã vạch ra phương pháp bồi thường cho các DN: “Đối với tài sản được đánh giá tỉ lệ còn lại từ 30% đến dưới 50% thì bồi thường 70% giá trị”. Tương tự, còn lại trên 50% đến dưới 70% giá trị, thì bồi thường 50% giá trị; tài sản được đánh giá còn lại trên 70% thì bồi thường 30% giá trị. “Như vậy, chỉ cần áp dụng định giá tổng thể tài sản hiện hữu thuộc loại nào, rồi khấu trừ giá trị hạng mục nào còn sử dụng, giá trị hạng mục nào đã bị hao mòn, hư hỏng, sẽ tìm ra giá trị thiệt hại, cần bồi thường cho DN. Với Cty Vạn Trụ, chúng tôi chọn mức độ thiệt hại thấp nhất là giá trị tài sản còn lại trên 70%, chỉ yêu cầu được bồi thường 30% giá trị. Tuy nhiên, không hiểu tại sao, hội đồng bồi thường lại không áp dụng công văn 3531, mà chỉ đánh đố DN với “hồ sơ hoàn công” hết sức vô lý” - ông Vũ Chí Công nói.
Ngày 26.6.2017, Bộ Công thương đã ban hành văn bản số 5602/BCT-CNNg, với nội dung: “Tại văn bản số 6388/VPCP-VI, ngày 20.6.2017 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đồng ý với kiến nghị của Bộ Công thương về việc giải quyết bồi thường, hỗ trợ cho các DN, sau khi dừng đầu tư cảng Kê Gà (Bình Thuận). UBND tỉnh Bình Thuận chủ trì phối hợp với TKV kiểm tra, xác định mức độ thiệt hại để bồi thường cho Cty TNHH Vạn Trụ theo đúng quy định của pháp luật”. Quy định của pháp luật rất rõ, công văn 3531 của UBND tỉnh Bình Thuận về phương pháp bồi thường đã ban hành, nhưng lạ lùng thay, hội đồng bồi thường vẫn loay hoay đi tìm “cơ chế”, với “chủ trương xác định hỗ trợ”, như đánh đố DN. Không biết tới bao giờ, chuyện bồi thường thiệt hại cho các DN du lịch lỡ đầu tư và bị thiệt hại trong dự án cảng Kê Gà mới được giải quyết êm xuôi?
Thông tin từ UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, có tổng số 12 DN đầu tư xây dựng khu du lịch ở thôn Kê Gà, xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, bị quy hoạch dự án cảng Kê Gà (do TKV làm chủ đầu tư) gây thiệt hại nặng nề. Tới nay, dù UBND tỉnh Bình Thuận đã cấp phép, giao đất trở lại và khuyến khích các DN tiếp tục đầu tư, phát triển du lịch, nhưng chỉ duy nhất Cty TNHH Vạn Trụ đang cố gắng hồi phục một phần. Song, cũng chính Vạn Trụ đang bị “đánh đố” trong chuyện bồi thường thiệt hại này. 11 DN khác đều không mảy may có dấu hiệu “hồi sinh”. Hầu hết diện tích đất hoặc các khu du lịch xây dở dang trước đây, vẫn trong cảnh bỏ hoang, đổ nát. |
-
Trước khi công bố thực hiện 40.000 căn nhà ở xã hội, Kim Oanh Group đã triển khai những dự án nào?
Trước khi công bố mục tiêu sẽ phát triển 40.000 căn nhà ở xã hội, Kim Oanh Group đã triển khai 50 dự án và hiện đang triển khai 3 dự án với quy mô từ hàng nghìn mét vuông đến hàng trăm hec-ta, chủ yếu ở phân khúc đất nền và căn hộ chung cư. ...
-
Nửa đầu năm 2017, tiêu thụ xi măng đạt 29 triệu tấn
CafeLand – Theo báo cáo của Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam, trong nửa đầu năm 2017, ước lượng sản xuất xi măng toàn ngành đạt 33 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kì, lượng tiêu thụ đạt 29 triệu tấn, tăng khoảng 2% so với cùng kì năm 2016....
-
Nhật Bản xem xét cho vay vốn làm cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn
CafeLand – Nhật Bản sẽ tiếp tục tìm hiểu những thông tin cụ thể hơn về dự báo phát triển lưu lượng phương tiện, lưu lượng hàng hóa, hành khách thông qua, phương án thu hồi vốn… và báo cáo Chính phủ Nhật Bản nghiên cứu, xem xét về việc hỗ trợ đầu tư d...