Cụ thể, VPBank dược chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm tối đa gần 19.758 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối và phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ Quỹ đầu tư phát triển và Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ đã được ĐHĐCĐ VPBank thông qua vào tháng 7/2021.
Theo đó, tỷ lệ phát hành dự kiến là 80%, tương đương việc phát hành thêm 1,97 tỷ cổ phiếu. Trong đó, tỷ lệ phát hành trả cổ tức bằng cổ phiếu là 62,15% (cổ đông sở hữu 10.000 cổ phiếu phổ thông được hưởng quyền sẽ nhận được thêm 6.215 cổ phiếu mới); còn tỷ lệ phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu là 17,85% (10.000 cổ phiếu phổ thông được hưởng quyền sẽ được nhận thêm 1.785 cổ phiếu mới).
VPBank dự kiến thời điểm thực hiện vào quý 3 và/hoặc quý 4 năm nay. Mục đích tăng phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực kinh doanh và đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
Sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng từ gần 25.300 tỷ đồng lên mức 45.058 tỷ đồng.
Được biết, lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, VPBank đạt lợi nhuận hợp nhất trước thuế hơn 9.000 tỷ đồng, tăng 37,2% so với cùng kỳ năm 2020. Với kết quả này, sau nhiều quý liên tục cải thiện, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của VPBank lần đầu tiên đạt tới 3,3%, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 25,7%.
Tính đến ngày 30/6/2021, tỷ lệ nợ xấu (NPL) hợp nhất của VPBank được kiểm soát ở 2,94%, tại ngân hàng riêng lẻ ở 1,73%.
-
Vì sao lợi nhuận VPBank tăng vọt bất chấp đại dịch Covid-19?
CafeLand - Trong nửa đầu năm 2021, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) ghi nhận hơn 11.530 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng gấp 2,75 lần so với 6 tháng đầu năm 2020 (4.189 tỷ đồng). Nguồn lợi nhuận khủng của nhà băng tư nhân này trong nửa đầu năm 2021 đến từ đâu?