Nếu so với cùng kỳ năm trước số vốn FDI đăng ký mới vào mảng kinh doanh bất động sản đạt hơn 5 tỉ USD thì dòng vốn ngoại chảy vào bất động sản 7 tháng năm nay giảm mạnh.
Ba lĩnh vực thu hút FDI lớn nhất 7 tháng năm 2019 (Tỷ USD). Nguồn: Tổng cục Thống kê
Theo Tổng cục Thống kê, tính chung từ đầu năm đến hết tháng 7, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 20,21 tỷ USD. Trong đó, có 2.064 dự án đăng ký mới với tổng vốn gần 8,3 tỷ USD và 791 lượt dự án đăng ký tăng thêm vốn với 3,42 tỷ USD. Còn lại lượng góp vốn, mua cổ phần tại 4.387 dự án đạt trị giá hơn 8,52 tỷ USD.
Nếu so với cùng kỳ năm trước, vốn FDI vào Việt Nam 7 tháng năm nay giảm 12%. Đáng chú ý, trong khi vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm sụt giảm thì vốn góp mua cổ phần năm nay tăng mạnh gần 78%.
Nguồn vốn ngoại vẫn đăng ký nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với tổng cộng 14,46 tỷ USD từ đầu năm đến nay. Thứ hai là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 1,47 tỷ USD và thứ ba là bán buôn bán lẻ và sửa chữa ô tô, xe máy đạt 1,09 tỷ USD.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 7 tháng ước tính đạt 10,6 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Cả nước có 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong 7 tháng năm 2019, trong đó Bình Dương có số vốn đăng ký lớn nhất với 766,2 triệu USD, chiếm 9,3% tổng vốn đăng ký cấp mới. Tiếp đến là TP.HCM với 688,7 triệu USD, chiếm 8,3%; Tây Ninh 599,4 triệu USD, chiếm 7,25%.
Trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 7 tháng, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1.785,6 triệu USD, chiếm 21,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc 1.473,4 triệu USD, chiếm 17,8%; Nhật Bản 1.123,7 triệu USD, chiếm 13,6%.
-
Rủi ro pháp lý khiến nhà đầu tư ngoại e dè
CafeLand - Khối ngoại vẫn chiếm thế thượng phong trong các sự kiện mua bán sáp nhập nổi bật trên thị trường bất động sản Việt Nam. Song dòng vốn của các nhà đầu tư ngoại chảy vào thị trường dường như vẫn còn e dè.
-
Vốn ngoại chảy mạnh vào bất động sản, lộ diện các phân khúc được các “ông lớn” săn đón
Nhu cầu của khối ngoại đối với dự án bất động sản nhà ở thực chất vẫn rất lớn, không kém nhu cầu đối với các dự án khu công nghiệp, văn phòng.
-
“Đại bàng” nào dẫn đầu dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam?
Đã có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 10 tháng năm 2024. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 7,79 tỷ USD, chiếm gần 28,6% tổng vốn đầu tư, tăng 61,3% so với cùng kỳ 2023....
-
Bình Dương hút 1,56 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong 9 tháng
Theo UBND tỉnh Bình Dương, trong 9 tháng, Bình Dương thu hút được 58.988 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh trong nước (đạt 85,7% cùng kỳ) và 1,56 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (đạt 86,86% kế hoạch, bằng 94,1% so với cùng kỳ)....