Động thái của CapitaLand thể hiện sự quan tâm ngày càng lớn của nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường bất động sản Việt Nam. Trước đó, hàng loạt nhà đầu tư ngoại cũng tăng cường sự hiện diện ở thị trường Việt.
Thị trường bất động sản dự kiến sẽ tiếp tục sôi động trong năm 2017 với sự tham gia của các nhà đầu tư ngoại. Ảnh: Thanh Thịnh
Tháng 5 vừa qua, Hemaraj Land & Development của Thái Lan và Cienco 4 của Việt Nam đã chính thức xác nhận hợp tác liên doanh thành lập khu công nghiệp trị giá 1 tỷ USD, trên 3.200 ha đất ở Nghệ An.
Ở lĩnh vực nhà ở, từ đầu năm đến nay ghi nhận khá nhiều giao dịch đáng chú ý. Trong tháng 3, công ty Keppel Land (Singapore) đã nắm 16% cổ phần còn lại của Tổng công ty cổ phần Đường Sông Miền Nam trong dự án Saigon Centre thông qua công ty thành viên Krystal Investment Pte., Ltd. Hongkong Land cũng sẽ trở thành đối tác chiến lược với Công ty Đầu tư Hạ tầng Kỹ Thuật TP.HCM (CII) để phát triển nhà ở tại khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Vào tháng 5/2017, Quốc Cường Gia Lai đã bán dự án của công ty tại Nhà Bè cho Sunny Island Investment. Công ty Nishi Nippon và Hankyu đã bắt tay cùng chủ đầu tư Nam Long xây dựng dự án khu dân cư Mizuki Park rộng 26 ha tại Bình Chánh với tổng vốn đầu tư 351 triệu USD. Công ty bất động sản đến từ Trung Quốc China Fortune Land Development cũng nhanh tay gia nhập thị trường khi thực hiện giao dịch mua lại cổ phần trong dự án Đại Phước Lotus của VinaCapital với giá 65,3 triệu USD.
Ở mảng bán lẻ, tập đoàn bán lẻ Nhật Bản Aeon Mall chính thức liên doanh cùng BIM Group để phát triển trung tâm thương mại thứ hai của Aeon tại Hà Nội với diện tích 16,7 ha, ước tính tổng vốn đầu tư 200 triệu USD.
Theo Savills Việt Nam, sự gia tăng nguồn vốn FDI vào lĩnh vực sản xuất đã thúc đẩy quá trình phát triển hạ tầng công nghiệp. Nguồn vốn FDI cũng góp phần vào sự tăng trưởng của các phân khúc khác trong thị trường bất động sản, trong đó có văn phòng, khách sạn và nhà ở.
Ông Stephen Wyatt - Tổng giám đốc JLL tại Việt Nam cũng nhận định, thị trường bất động sản dự kiến sẽ tiếp tục sôi động trong năm 2017 với hàng loạt các thương vụ mua bán và sáp nhập. Thị trường bất động sản Việt Nam thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu thông qua hoạt động M&A. Hình thức liên doanh đang trở nên phổ biến giữa các nhà đầu tư nước ngoài với khả năng tài chính mạnh và giàu kinh nghiệm sẽ hợp tác cùng với các tập đoàn tại địa phương, những nhà đầu tư đang nắm giữ đất đai trên thị trường cũng như có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền sở tại.
Qua quan sát của JLL, hiện có hàng trăm triệu đô la đang chờ đợi để đổ vào thị trường trong nước ở hầu hết các phân khúc, bao gồm nhà ở, văn phòng, bán lẻ, khách sạn và khu công nghiệp. Các nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, và sự tăng trưởng của các nhóm nhà đầu tư đến từ Trung Quốc như: CFLC, Country Garden, Jiayuan,…
Thông thường, phân khúc nhà ở vẫn là thị trường hấp dẫn nhất. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư hiện nay đang có xu hướng chuyển sang thị trường bất động sản thương mại, đặc biệt tập trung vào các dự án văn phòng hạng A có vị trí đắc địa, tiềm năng tăng trưởng về giá trị vốn và lợi suất đầu tư từ 7 - 8%. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng cho thấy sự quan tâm đặc biệt đối với những dự án khách sạn.
-
M&A bất động sản 2023: Cục diện thay đổi
Nếu như hai năm trước thị trường mua bán, sáp nhập (M&A) sôi động khi các doanh nghiệp trong nước nỗ lực gia tăng thị phần sau đại dịch, thì nay cuộc “đi săn” của khối ngoại diễn ra mạnh mẽ hơn với những thương vụ thâu tóm dự án có quy mô lớn khi doa...
-
Nhà đầu tư nước ngoài rục rịch “chốt deal”, dòng vốn “khủng” sắp đổ vào thị trường bất động sản
Dự báo sẽ có một lượng lớn nguồn vốn đến từ các nhà đầu tư nước ngoài sẽ hoàn tất và đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam trong giai đoạn 2024-2026, nhiều giao dịch đã và đang trong quá trình đàm phán và khá tích cực....
-
“Bơi” trong vòng xoáy khó khăn, doanh nghiệp bán bớt cổ phần, tài sản và cả dự án
Nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư buộc phải chuyển nhượng bớt cổ phần, tài sản, dự án đầu tư trong bối cảnh thị trường mua bán sáp nhập (M&A) không thuận lợi.