Lễ ký kết thỏa thuận cung cấp 400 động cơ LEAP giữa Vietjet và CFM - Ảnh VNExpress.
Theo thỏa thuận, 400 động cơ mới dành riêng cho hai đơn hàng tàu bay đã công bố năm 2016, 2018, dự kiến giao 2025. Đôi bên nhận định sự kiện này đưa mối quan hệ Vietjet - CFM lên tầm cao mới.
Vietjet là khách hàng lâu năm của CFM International - liên doanh giữa Safran Aircraft Engines và GE Aerospace, hiện khai thác 56 chiếc Airbus A321ceo cùng 17 chiếc A320ceo trang bị động cơ CFM56-5B.
Khai thác động cơ LEAP, Vietjet có thể đáp ứng chiến lược tăng trưởng bền vững, tối ưu hóa chi phí vận hành trên loạt tàu bay tiết kiệm nhiên liệu, đồng thời giúp hành khách có trải nghiệm bay tốt nhất.
Theo đại diện doanh nghiệp Pháp, ông Gaël Méheust lý giải động cơ LEAP cung cấp mức tiêu thụ nhiên liệu và lượng CO2 thấp hơn 15-20%, cải thiện đáng kể tiếng ồn so với thế hệ trước. Với hơn 3.500 tàu bay trang bị LEAP đang hoạt động, đối tác của CFM tránh xả hơn 35 triệu tấn CO2.
Ông Gaël Méheust cũng khẳng định động cơ LEAP là sáng tạo đặc biệt nhất của doanh nghiệp trong lịch sử 50 năm, tốc độ tăng giờ bay nhanh nhất từ trước đến nay, vượt 60 triệu giờ trong 8 năm.
Về phía, Chủ tịch Vietjet, Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo bày tỏ sự trân trọng đối với mối quan hệ chiến lược đôi bên. Nhờ những nhà sản xuất động cơ như Safran, CFM, hãng mới có thể mang lại cơ hội bay chi phí tiết kiệm cho hàng triệu người, đóng góp tích cực cho ngành hàng không châu Á - Thái Bình Dương lẫn Việt Nam.
Kể từ khi thiết lập quan hệ song phương, Việt Nam - Pháp đạt nhiều con số ấn tượng. Trong đó, hợp tác lâu dài giữa Vietjet - Safran/CFM đóng góp vào kim ngạch thương mại, thúc đẩy du lịch, đầu tư chung giữa hai quốc gia, đồng thời tạo thêm việc làm cho người dân Pháp.
Pháp hiện là đối tác thương mại châu Âu lớn thứ năm của Việt Nam (sau Đức, Hà Lan, Anh và Italia), nhà đầu tư lớn thứ 2 và đứng đầu viện trợ ODA cho Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU).
Hiện Pháp có hơn 350 doanh nghiệp hoạt động và 692 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt 3,93 tỷ USD, đứng thứ 16/149 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương Việt - Pháp đạt mốc 4,8 tỷ USD, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp đạt gần 3,2 tỷ USD. Tính đến tháng 7/2024, xuất khẩu hai bên đã đạt 2,96 tỷ USD. |
-
Trung Quốc muốn cùng Việt Nam hợp tác nghiên cứu sản xuất, chế tạo máy bay
Tại buổi làm việc giữa Việt Nam và Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Trung Quốc Kim Tráng Long đề xuất Việt Nam tham gia vào không gian vũ trụ do nước này làm chủ và kêu gọi cùng hợp tác trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo máy bay; cùng nhau thúc đẩy phát triển công nghiệp hàng không.
-
Phát minh ra loại vật liệu mới cứng như thép, co giản như cao su... giúp chế tạo máy bay biến hình
Một loại vật liệu mới cực bền và siêu co giãn vừa được tìm ra. Loại vật liệu này được cho là sẽ hỗ trợ việc chế tạo máy bay biến hình trong tương lai.








-
Tập đoàn thương mại hàng đầu Nhật Bản mở rộng đầu tư chiến lược tại Việt Nam
Chiều 14/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Masayuki Omoto, Tổng Giám đốc Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản), đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
CEO Techcombank: Việt Nam có thể tăng trưởng 10%
Ông Jens Lottner đánh giá mục tiêu tăng trưởng 10% của Việt Nam là khả thi, nhưng phải trong điều kiện tận dụng chính xác các yếu tố vĩ mô thuận lợi.
-
Doanh nghiệp hưởng lợi từ đầu tư hạ tầng
Giải ngân đầu tư công tại Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, song cơ hội đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết liên quan đến đầu tư công vẫn còn hạn chế.